Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Thái Bình
Ghi nhận công lao to lớn mà anh đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/2010 Chủ tịch nước truy tặng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Theo Địa chí Long An, Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14/1/1948 tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An trong một gia đình nông dân đông con. Học xong tiểu học ở Cần Giuộc, anh theo cha lên Sài Gòn tiếp tục học trường Pétrus Ký, nay là trường trung học Lê Hồng Phong. Thương cha làm thư ký đánh máy cho công ty thương cảng Sài Gòn lương thấp không thể nuôi sống 12 đứa con, ngoài việc học, Bình làm nghề nhặt banh cho Hội Quần vợt Sài Gòn để kiếm tiền phụ giúp cha.
Bình là một học sinh ngoan, chăm học, học giỏi, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và tích cực tham gia các hoạt động xã hội song chưa bao giờ tham gia biểu tình phản đối chiến tranh như nhiều học sinh khác.
Sau khi đỗ tú tài toàn phần (1966), anh cùng lúc trúng tuyển vào các trường Y, Dược, Nông - Lâm - Súc, Học viện Hành chính Quốc gia. Anh quyết định đầu quân vào trường Nông – Lâm – Súc. Tháng 3/1968 anh được cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cấp học bổng Leadership sang Mỹ du học. Lúc đầu, anh theo học tại Đại học Cộng đồng ở Pressno California, học giỏi nên mùa hè năm 1969 được trường cho đi thăm hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ. Qua chuyến đi đó, anh lần đầu thấy được mặt trái của xã hội Mỹ trong lúc Tổng thống Nixon đang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Một năm sau anh trúng tuyển vào Đại học Washington, trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất của trường theo học ngành ngư nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Thanh niên yêu nước Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Tư liệu
Tháng 4/1970 hay tin chính quyền Lon Non tàn sát Việt kiều ở Campuchia, anh hết sức căm phẫn, lần đầu tiên tham gia mít tinh và phát biểu ý kiến phản đối hành động man rợ của bọn sát nhân.
Hè năm 1970, Bình về thăm gia đình và quê hương gần hai tháng. Với chiến Honda 67 anh chu du khắp miền Nam. Anh xuống miền Tây rồi ngược lên miền Trung và đã tận mắt chứng kiến những tàn khốc của chiến tranh do bom đạn Mỹ gây ra. Trong dịp này, một người Mỹ biết Bình học giỏi đã gợi ý anh ký hợp đồng với điều kiện sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho một công ty Mỹ với lương cao và nhiều ưu đãi như được cấp nhà riêng, xe ôtô và chia lợi tức. Anh đã từ chối với lý do học để phục vụ đất nước và góp phần cải thiện cuộc sống cho đồng bào mình.
Trở lại Mỹ, anh tích cực liên hệ với các tổ chức chống chiến tranh Việt Nam của Việt kiều cũng như của nhân dân Mỹ, tham gia các cuộc biểu tình, mít tinh, diễn thuyết, hội thảo ở nhiều nơi để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ xâm lược và nói lên nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Anh còn là một sáng lập viên của tờ Thời báo Gà – cơ quan ngôn luận của Trung tâm Tài liệu Việt Nam – một tổ chức phản chiến của Việt kiều tại Mỹ. Nhiều bài viết chính trị, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, thơ ca, nhạc họa của anh được đăng tải trên các báo, tập san chống chiến tranh ở Mỹ và của các Hội Việt kiều ở Pháp, Canada… Anh tiếp xúc với các đoàn thể, với nhiều nhân vật người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, trong đó có ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Jana Fonda.
Ngày 10/2/1972 Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt Nam chiếm văn phòng Tổng lãnh sự của chính quyền Sài Gòn ở số 886 Quảng trường Liên Hiệp Quốc tại New York và phát đi những bản tuyên bố tố cáo tội ác của bọn xâm lược Mỹ tại Việt Nam, đòi trả tự do cho hơn 200 nghìn tù chính trị tại miền Nam Việt Nam, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức và thành lập chính phủ liên hiệp thông qua bầu cử thực sự dân chủ. Cảnh sát Mỹ đã bắt giam Bình và các bạn anh, song theo công pháp quốc tế, họ buộc phải miễn tố. Tháng 3/1972 Bình bị cắt học bổng.
Mặc dù bận rộn tham gia hoặc trực tiếp tổ chức các chiến dịch phản chiến tại Mỹ, Nguyễn Thái Bình học vẫn giỏi. Ngày 10/5/1972 anh được công nhận hạng danh dự ở trường Đại học Washington. Trong lễ trao học vị lần thứ 97 của trường, anh đã phân phát truyền đơn và phát biểu một bài có tựa đề “Nợ máu chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” và viết trên lưng áo của mình dòng chữ: “Việc Mỹ ở Việt Nam là vô đạo lý” làm gián đoạn buổi lễ.
Ngày 1/6/1972, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) gửi thư báo cho Bình biết chính quyền Sài Gòn đã yêu cầu Chính phủ Mỹ cắt chương trình đào tạo của anh kể từ ngày 1/6/1972 và đã chuẩn bị sẵn vé máy bay để đưa anh trở về Sài Gòn.
Cảm nhận rõ âm mưu của kẻ thù, trước khi về nước, Bình đã bàn bạc với bạn bè đồng đội và viết hai bức thư ngỏ. Một “Gửi những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới và một “Gửi Tổng thống Mỹ Nixon” chỉ trích những hành động tội ác chống lại nhân dân Việt Nam của đế quốc Mỹ. Trong bức thư này có đoạn: “Để đảm bảo Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ, chống lại cuồng vong man rợ của kẻ cầm đầu một nước mạnh nhất thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam sẽ đầy khó khăn, gian khổ… Trái bom duy nhất của tôi là trái tim người, nó có thể nổ tung để đòi tình yêu thương, lòng trung thực và niềm hy vọng, nó có thể thức tỉnh lương tri của những kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Nếu tôi không thành công thì hàng triệu người Việt Nam sẽ thay tôi chiến đấu cho tới khi cuộc chiến tranh kết thúc”.
Ngày 1/7/1972 Nguyễn Thái Bình lên đường về Tổ quốc. Trên chuyến bay từ Honolulu (Hawaii) về Sài Gòn, anh đã bị tình báo Mỹ theo dõi theo từ đảo Guam (hòn đảo trên Thái Bình Dương thuộc Mỹ). Khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, lấy cớ Nguyễn Thái Bình là “tên không tặc” định cướp máy bay, tên phi công chính Gene Vaughn đã đè chặt anh xuống sàn máy bay để tên tình báo William Henry Mills bắn vào anh bốn phát đạn. Sau đó, trong cơn say máu, Vaughn đã điên cuồng ném xác Nguyễn Thái Bình xuống đường băng. Vở kịch dàn dựng vụng về về vụ án “tên không tặc” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn không che giấu được sự thật về vụ ám sát mà chính chúng là thủ phạm. Sự trả thù hèn hạ của chính quyền Mỹ Mỹ đối với người thanh niên trí thức Việt Nam yêu nước đã gây nên sự xúc động và phẫn nộ của nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè trên thế giới. Lập tức một làn sóng phản đối và lên án hành động trả thù hèn hạ của những người khoác trên mình chiếc áo tự do dân chủ.
Hay tin Thái Bình bị sát hại, các bạn của anh tại Đại học Washington đã tổ chức tưởng niệm anh; nhiều tổ chức sinh viên Việt kiều ở các nước tổ chức truy điệu. Hội Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã họp báo tại San Francisco công bố hai bức thư ngỏ của Anh gửi Tổng thống Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
Tượng Nguyễn Thái Bình tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, Long An. Ảnh: Tư liệu
Dưới áp lực của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, đặc biệt là phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải trả tự do cho gia đình anh.
Ngã xuống trên mảnh đất quê hương ở tuổi thanh niên tràn đầy sức sống, Nguyễn Thái Bình đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và khí phách anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh. Ghi nhận công lao to lớn mà anh đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/2010 Chủ tịch nước truy tặng liệt sĩ Nguyễn Thanh Bình danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Các tin khác
- Đồng chí Trần Não- Bí thư Thành uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (07/04/2023)
- Đại tướng Hoàng Văn Thái (05/04/2023)
- Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (03/04/2023)
- Đại tướng Văn Tiến Dũng (31/03/2023)
- Đồng chí Ung Văn Khiêm-Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ (25/03/2023)
- Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Ngô Gia Tự (22/03/2023)
- Đồng chí Nguyễn Đức Thuận - Từ Phó Bí thư Xứ ủy đến Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (15/03/2023)
- Đồng chí Phạm Khải – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (10/03/2023)
- Di tích lịch sử - văn hóa Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn (10/03/2023)
- Đồng chí Phạm Văn Chiêu – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (22/02/2023)
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021