Đất và người Long An

Đồng chí Phan Văn Bảy - Phó Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ

25/04/2023 03:20:24PM
Màu chữ Cỡ chữ

   Đồng chí Phan Văn Bảy hoạt động cách mạng từ năm mới 18 tuổi là người xây dựng chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Tân Dương tỉnh Sa Đéc. Trong 14 năm hoạt động cách mạng cũng như trong tù ngục của kẻ thù, đồng chí luôn cống hiến hết sức mình cho đến ngày đồng chí hy sinh. Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng chí mãi tấm gương sáng, là niềm tự hào của quê hương Đồng Tháp và toàn thể đất nước.

Đồng chí Phan Văn Bảy sinh ngày 01/01/1910 trong gia đình nghèo tại làng Tân Dương, tổng An Phong, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Lúc nhỏ, đồng chí Phan Văn Bảy học trường xã, rất thông minh và chăm học. Năm 1926, đồng chí Phan Văn Bảy trúng tuyển hạng nhất vào Trường Trung học Cần Thơ và được cấp học bổng. Trong quá trình học tại trường, Phan Văn Bảy rất tích cực tham gia các cuộc bãi khóa, mít tình phản đối chế độ nhà trường. Tiêu biểu năm học 1927-1928, Phan Văn Bảy tổ chức cuộc mít tinh thu hút hầu hết học sinh của trường tham gia, tên đốc học và tên tỉnh trưởng cho đó là cuộc mít tình có tính chất cách mạng cần phải đàn áp mãnh liệt để dập tắt phong trào, do đó đồng chí Phan Văn Bảy bị đuối khỏi trường, bị cấm không cho học bất cứ trường nào và bắt gia đình phải bồi thường chi phí học tập.

Trở về quê hương Tân Dương, đồng chí Phan Văn Bảy tích cực tuyên truyền vận động cách mạng. Cuối năm 1928 đồng chí thành lập được một chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, giữa năm 1929 chi bộ này được công nhận là chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng. Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chi bộ Tân Dương dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phan Văn Bảy, đã hoạt động lan sang nhiều địa phương khác của tỉnh Sa Đéc như Hòa Thành, Tân Khánh, Tân Đông, Long Hưng, Vĩnh Thạnh...

Ngày 13 tháng 5 năm 1930, nhân dịp Chủ tỉnh Sa Đéc tên Esquivillon đến Tân Dương, đồng chí đã trực tiếp lãnh đạo gần bốn ngàn nông dân Tân Dương và vùng lân cận tập trung ở hai bên bờ sông Tân Dương với băng, cờ, khẩu hiệu đỏ rực ghi các yêu sách của nông dân như đòi bãi bỏ thuế chợ, thuế công xi heo, giảm tô, giảm tức; bãi bỏ thuế thân... Trước lực lượng đông đảo của quần chúng, tên chủ tỉnh phải hứa bãi bỏ thuế chợ, thuế công xi heo, đồng thời hứa sẽ trình báo lên quan Thống đốc Nam Kỳ và trả lời sau. Sau sự việc trên, chúng cho lùng sục bắt bớ nhiều người, trong đó có đồng chí Phan Văn Bảy. Đồng chí bị địch giải về Vĩnh Long, ở đây đồng chí và nhiều đồng chí khác bị tra tấn dã man. Ít tháng sau chúng đưa ra xử tại Tòa án Vĩnh Long, đồng chí Phan Văn Bảy bị đày đi Côn Đảo.

Tại Côn Đảo, đồng chí tổ chức giáo dục anh em, kể cả người đảng phái khác và tù thường phạm. Bên cạnh đó, đồng chí bản bạc với một số anh em tâm đắc tìm cách vượt ngục. Ít ngày sau, đồng chí cùng với 4 người tổ chức vượt ngục bằng bè thành công, bè cập bến tại Xiêm La (Thái Lan), tại đây đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Chín tháng sau, đồng chí bị lộ bí mật, bị bắt trả về Sài Gòn rồi bị đưa ra lại Côn Đảo.

Tại Côn Đảo, đồng chí Phan Văn Bảy bị nhốt ở khám chẹp, hầm xay lúa, những nơi không có ánh sáng và bị tra tấn, làm những việc nặng nhọc như đốn cây to trong rừng, khiêng những tảng đá lớn... trong thời gian này, đồng chí vẫn hoạt động cách mạng, cùng với anh em trong tù xuất bản được tờ báo Tiến lên.

Năm 1935, Mặt trận bình dân ở Pháp lên nắm quyền, ra lệnh thả tất cả tù chính trị ở thuộc địa. Đầu năm 1936, đồng chí Phan Văn Bảy được thả và bị cấm không cho về Sa Đéc cư trú. Đồng chí xuống Vĩnh Long sinh sống, bắt liên lạc với Đảng, tiếp tục hoạt động, rồi được phân công về Bạc Liêu. Năm 1937, đồng chí được tổ chức đảng điều về Cần Thơ và được bầu vào Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (1938). Cuối năm 1939 đầu năm 1940 đồng chí được điều xuống Trà Vinh, làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 1940, đồng chí Tạ Uyên, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập một cuộc hội nghị gồm các đồng chí Xứ ủy viên quan trọng để bàn việc khởi nghĩa ở Nam Kỳ, tham dự gồm các đồng chí Quản Trọng Hoàng, Phạm Thái Bường và Phan Văn Bảy. Tại cuộc họp, đồng chí Tạ Uyên cho rằng phải tiến hành ngay cuộc khởi nghĩa, các đồng chí khác trong đó có đồng chí Phan Văn Bảy để nghị nên có thêm thời gian để chuẩn bị cho cơ sở. Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra khi chưa có lệnh của Trung ương. Do bị lộ nên cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, đa số các đồng chí lãnh đạo của ta bị bắt. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp đàn áp rất dã man nhân dân ta, chúng cho máy bay dội bom một vùng rộng lớn ở Mỹ Tho, các cơ sở đảng của ta hầu như tan rã hết. Đồng chí Phan Văn Bảy đã đi nhiều nơi tìm các đồng chí trung kiên còn sống hoặc gửi thư giao cho các đồng chí giao liên tín cẩn đi tìm, Thời gian này, đồng chí được Liên Tỉnh ủy đưa xuống Cà Mau lập lò rèn ở rừng Ú Minh Thượng để sản xuất vũ khí.

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, các đồng chí Ủy viên Xứ ủy còn lại đã tái lập hai Liên Tỉnh ủy miền Tây, miền Đông và cùng với các đại biểu hai Liên Tỉnh ủy họp Hội nghị Xứ ủy mở rộng trong hai ngày 21 và 22 tháng 01 năm 1941 tại xã Đa Phước (quận Cần Giuộc). Hội nghị đã phân tích các nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa, để ra chủ trương tiếp tục tích cực chuẩn bị khởi nghĩa lần thứ hai. Công việc đầu tiên là chắp nối với các cơ sở, các đồng chí còn lại nêu cao tinh thần chiến đấu cách mạng, vững vàng, phát triển cơ sở, không lập 4 Liên Tỉnh ủy như cũ, mà chỉ lập 2 Liên Tỉnh ủy Hậu Giang và Tiền Giang. Liên Tỉnh ủy Hậu Giang gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Liên Tỉnh ủy Tiền Giang gồm các tỉnh: Mỹ Tho, Bến Tre, Gò Công, Tân An, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại cuộc họp đã bầu ra Ban Xứ ủy lâm thời do đồng chí Phan Văn Khỏe làm Bí thư Xứ ủy; đồng chí Phan Văn Bảy được bầu làm Phó Bí thư Xứ ủy; các đồng chí Ủy viên: Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Kỉnh, Lưu Nhơn Sâm, Ngô Tám...

Ban Xứ ủy phân công cho đồng chí Phan Văn Bảy những nhiệm vụ quan trọng như: Củng cố và phát triển nhanh lực lượng Đảng tới cơ sở, giáo dục ý thức làm khởi nghĩa lần 2 khi được lệnhcủa Trung ương; đẩy mạnh sản xuất vũ khí; đi qua Xiêm La tìm mua một số vũ khí tối tân mà ta không sản xuất được.

Tất cả các đồng chí trong Ban Xứ ủy mới đều tích cực triển khai nhiệm vụ, tuy nhiên, do bị tên Tư Chà của địch cài vào từ cơ sở đã chỉ điểm, nên ngày 05 tháng 6 năm 19410), đồng chí Phan Văn Bảy bị chúng bắt trong cơ sở bí mật ở thị xã Châu Đốc cùng nhiều tài liệu của Đảng. Sau đó nhiều cơ sở khác bị lộ, một số đồng chí lãnh đạo của ta cũng bị bắt. Sau nhiều lần tra tấn bằng mọi hình thức tàn bạo, khốc liệt, chúng đem toàn thể các đồng chí ra xử tại Tòa án quân sự Sài Gòn. Đồng chí Phan Văn Bảy và 10 đồng chí khác bị chúng kết án tử hình (trong đó có đồng chí Ngô Liên, Quản Trọng Hoàng, Năm Danh, Hàn Quang). Khi bị giam ở khám tử hình trong Khám Lớn Sài Gòn, đồng chí Bảy đã nêu ra chủ trương phá khám tử hình, được sự đồng ý của tất cả anh em, kế hoạch phá khám vượt ngục được thực hiện, tuy nhiên khi anh em leo rào vượt ra đường thì bị dây điện trần giựt té xuống đường nên việc phá khám thất bại. Ngày 22 tháng 7 năm 19421, chúng đem đồng chí Phan Văn Bảy và các đồng chí khác đi hành hình tại Hóc Môn.

Trung Ngô (Tổng hợp)

Các tin khác

  • Đồng chí Phạm Văn Bạch, từ nhà trí thức đến Chủ tịch Ủy ban Kháng chính Hành chính Nam Bộ (27/04/2024)
  • 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hoà (23.11.1963 – 23.11.2023) (31/10/2023)
  • Khu tưởng niệm 42 liệt sỹ Tiểu đoàn Đồng Nai (12/10/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Bí thư Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (26/09/2023)
  • Võ Duy Vương (24/08/2023)
  • Thượng tướng Trần Văn Trà- Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (02/08/2023)
  • Đồng chí Trần Thuần – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (30/07/2023)
  • Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (30/07/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (28/07/2023)
  • Đồng chí Phan Kiệm – Phó Bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (27/07/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối