Đất và người Long An

Đồng chí Trần Thuần – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định

30/07/2023 10:18:21AM
Màu chữ Cỡ chữ

   Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, tỉnh Tây Ninh với hai huyện Đức Hòa Thành, Trung Huyện của tỉnh Chợ Lớn và hai huyện Gò Vấp, Hóc Môn của tỉnh Gia Định sáp nhập lại thành tỉnh Gia Định Ninh, Tỉnh ủy Gia Định Ninh được chỉ định gồm 13 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Chiêu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Thuần là Phó Bí thư.

Đồng chí Trần Thuần sinh năm 1902 (Có tài liệu ghi đồng chí Trần Thuần sinh tháng 4 năm 1909) tại Điện Bàn Quảng Nam. Từ năm 1935, đồng chí đã tham gia vào Ban Trị sự Trung Kỳ ái hữu. Đến năm 1936, thành lập được hai Ủy ban hành động, sau đổi ra Hội Ái hữu. Tháng 10 năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng.

Năm 1937, đồng chí Trần Thuần tham gia lãnh đạo thắng lợi cuộc đình công tại Nhà hàng Nation số 68A đại lộ Charner (nay là đại lộ Nguyễn Hu¿), sau đó đồng chí tham gia khóa huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai phụ trách.

Từ năm 1938 đến năm 1939 đồng chí Trần Thuần rút về bí mật, văn hoạt động trong chỉ bộ xưởng máy và bồi bếp (bản thân thuộc thành phần công nhân, làm thợ sơn 4 năm, bồi bếp 9 năm)!?),

Cùng với cả nước, cuộc khởi nghĩa giành chính quyển tháng Tám năm 1945 ở Tây Ninh thắng lợi rực rỡ. Tỉnh ủy lâm thời Tây Ninh được Xứ ủy chỉ định gồm 11 đồng chí, trong đó có năm đồng chí do Xứ ủy đưa về là đồng chí Trần Xuân, Lê Đình Nhơn, Nguyễn Trọng Cát, Trần Thuần, Đặng Ngọc Chinh do đồng chí Trần Xuân làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.

Giai đoạn này tình hình ngày càng khó khăn phức tạp. Đạo Cao Đài qua quá trình đưa thanh niên tín đổ vào các lực lượng thân binh của Nhật để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của Nhật, khi Nhật đầu hàng, một số phần tử phản động thân Pháp đội lốt Cao Đài tập hợp lực lượng này để thành lập những đơn vị vũ trang riêng sẵn sàng hợp tác với Pháp. Đồng chí Trần Thuần đã cùng tập thể Tỉnh ủy tham gia xây dựng chính quyển tỉnh, khắc phục những khó khăn kinh tế để ổn định cuộc sống cho dân, tổ chức lực lượng vũ trang đưa đến Sài Gòn để hỗ trợ cho mặt trận cầu Tham Lương, Bà Quẹo chống giặc. Những khó khăn nội tại.vốn có lại diễn ra phức tạp hơn khi Pháp tái chiếm Tây Ninh, một bộ phận cán bộ chủ chốt đào nhiệm, một số đồng chí chuyển công tác. Tỉnh ủy lâm thời chấn chỉnh lại tổ chức cho gọn nhẹ gồm năm đồng chí: Phạm Tung, Đặng Ngọc Chinh, Nguyễn Trọng Cát, Trần Kim Tấn và đồng chí Trần Thuần do đồng chí Phạm Tung làm Bị thư Tỉnh ủy.

Sau ngày bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên, Xứ ủy triệu tập hội nghị các tỉnh báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Tỉnh ủy Tây Ninh cử hai đồng chí Trần Thuần và Nguyễn Trọng Cát đi dự. Sau hội nghị, Xứ ủy giới thiệu hai đồng chí Trần Thuần và Nguyễn Trọng Cát gặp Khu bộ trưởng Nguyễn Bình để xin thêm vũ khí cho lực lượng vũ trang tỉnh. Qua sự chỉ đạo của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình, Tỉnh ủy lâm thời phân công nhau gặp các đơn vị vũ trang, truyền lệnh tập hợp lực lượng để về Quân khu VI, đồng thời phân công hai đồng chí Trần Thuần và Nguyễn Trọng Cát đưa lực lượng vũ trang về Quân khu VI.

Tháng 4 năm 1946, Tỉnh ủy lâm thời Tây Ninh tổ chức Hội nghị cán bộ tại Bù Lu - Chuối Nước để trao đổi, thống nhất tình hình ở địa phương, bàn phương hướng lãnh đạo hoạt động kháng chiến và phân công các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời nắm các ngành, huyện, xã. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, theo chủ trương của trên, Ủy ban Hành chính được nhập với Ủy ban Kháng chiến thành Ủy ban Kháng chiến Hành chính, do đồng chí Trần Thuần làm quyền Chủ tịch (sau bổ sung đồng chí Dương Minh Châu, cán bộ chủ chốt người địa phương làm Chủ tịch).

Cuối năm 1946, theo chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Nguyễn Đức Thuận về Tây Ninh triệu tập Hội nghị đảng viên toàn tỉnh. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm năm đồng chí: Nguyễn Hữu Dụ, Trần Thuần, Nguyễn Trọng Cát, Phạm Tung, Trần Kim Tấn, do đồng chí Nguyễn Hữu Dụ làm Bí thư Tỉnh ủy.

Trong những năm 1947 - 1948, do không bình định được Tây Ninh bằng biện pháp quân sự đơn thuần, thực dân Pháp trở lại bài cũ, thực hiện âm mưu chia rẽ lương giáo, tìm cách nắm lấy lực lượng Cao Đài để chống phá lực lượng kháng chiến. Cùng một lúc, Tỉnh ủy phải chỉ đạo chống giặc Pháp xâm lược và âm mưu phản động của Cao Đài, ngoài ra lại còn phải làm công tác vận động đồng bào Khmer do giặc Pháp xúi giục bọn Khmer gian giết người Việt, cướp tài sản của đồng bảo ta ở biên giới. Hai năm 1947 - 1948 là thời gian thử thách lớn đối với phong trào kháng chiến ở Tây Ninh. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đều phải đương đầu với sự bắn giết khốc liệt, đốt phá đã man, phải chịu đựng biết bao hy sinh, gian khổ do mưu mô và thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt, “dùng tôn giáo đánh cách mạng” của thực dân Pháp và bọn phản động đội lốt tôn giáo gây ra.

Đầu năm 1949, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ hai được tổ chức tại căn cứ Trà Vong, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 đồng chí, đồng chí Lê Lai là Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Thuần là Tỉnh ủy viên. Tháng 2 năm 1951, Tỉnh ủy tố chức bầu bổ sung Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trịnh Phong Đáng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ở Nam Bộ, trước tình hình địch ráo riết thực hiện chính sách bao vây mọi mặt, Trung ương Cục miền Nam quyết định bố trí lại chiến trường. Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, tỉnh Tây Ninh với hai huyện Đức Hòa Thành, Trung Huyện của tỉnh Chợ Lớn và hai huyện Gò Vấp, Hóc Môn của tỉnh Gia Định sáp nhập lại thành tỉnh Gia Định Ninh, Tỉnh ủy Gia Định Ninh được chỉ định gồm 13 đồng chí, do đồng chí Phạm Văn Chiêu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Thuần là Phó Bí thư.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, lệnh ngừng bắn được tiến hành trên toàn chiến trường Nam Bộ.

Tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ mới, quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và thành lập Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn - Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư. Tháng 10 năm 1954, cuộc họp Xứ ủy tại Cán Gáo - Biển Bạch (Tây Nam rừng Ù Minh) chính thức thành lập lại Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do Trung ương Cục chỉ định gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, đồng chí Trần Thuần có trong thành phần của Khu ủy (là Khu ủy viên).

Các đồng chí Khu ủy viên trong giai đoạn này được phân công phụ trách các ban như Tổ chức, Tuyên huấn, Công vận, Trí vận và các Đảng bộ quận. Thực hiện chủ trương của Khu ủy, các quận, ban, ngành đã tích cực khẩn trương xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng cách mạng. Tính đến đầu năm 1957, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn có trên 80 chi bộ với khoảng trên dưới 700 đảng viên, đây là thời kỳ Đảng bộ thành phố và lực lượng quần chúng cách mạng của thành phố phát triển mạnh mẽ nhất của giai đoạn 1954 - 1959. Nhưng đây cũng là giai đoạn Đảng bộ bị tổn thất nặng nề nhất, đặc biệt là những năm 1957 - 1959. Đồng chí Trần Thuần hy sinh ngày 30 tháng 9 năm 1959.

Ngô Thành Trung (Tổng hợp)

Các tin khác

  • Đồng chí Phạm Văn Bạch, từ nhà trí thức đến Chủ tịch Ủy ban Kháng chính Hành chính Nam Bộ (27/04/2024)
  • 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hoà (23.11.1963 – 23.11.2023) (31/10/2023)
  • Khu tưởng niệm 42 liệt sỹ Tiểu đoàn Đồng Nai (12/10/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Bí thư Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (26/09/2023)
  • Võ Duy Vương (24/08/2023)
  • Thượng tướng Trần Văn Trà- Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (02/08/2023)
  • Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (30/07/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (28/07/2023)
  • Đồng chí Phan Kiệm – Phó Bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (27/07/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Hồng Đào- Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Gia Định (14/07/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối