Đất và người Long An

Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định

28/07/2023 03:46:12PM
Màu chữ Cỡ chữ

    Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1959 là thời kỳ Ngô Đình Diệm liên tục cho mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá, lực lượng cách mạng ở thành phố chưa có lúc nào “đầu rơi, máu chảy” nhiều như lúc này. Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển và một số đảng viên phải kiên trì sống bí mật, mặc cho đói rét, bệnh tật giày vò, để hàng ngày tiếp xúc với dân, củng cố niềm tin cho nhân dân trong những năm tháng đen tối.

Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển, có tên gọi khác Ba Thi, sinh năm 1922 (có tài liệu ghi đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển sinh ngày 16 tháng 11 năm 1921), quê quán huyện Ân Thị, tỉnh Hưng Yên, bắt đầu tham gia cách mạng vào tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí được Trung ương Đảng phái vào Nam hoạt động ở Sài Gòn. Đồng chí được kết nạp vào Đảng cuối năm 1945 (trong lúc Đảng tuyên bố tự giải tán), chuyển chính thức vào đầu năm 1946. Năm 1945, khi vào Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển cùng với một số đồng chí tổ chức bộ đội du kích Lê Hồng Phong chiến đấu ở mặt trận tiền tuyến (Tân Bình). Đến năm 1946, đồng chí lần lượt làm các nhiệm vụ: Cán bộ Ban Thông tin Gia Định, Cán bộ Mặt trận Việt Minh Gia Định, Biên tập viên báo Thống Nhất. Đến năm 1947, đồng chí là Ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) tỉnh Gia Định; Giám đốc Nhà xuất bản Hà Huy Tập.

Từ năm 1948 đến năm 1950, giai đoạn này Hội Liên Việt tỉnh Gia Định dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đã xây dựng được hệ thống chặt chẽ, từ tỉnh xuống quận và một số xã; đấy mạnh hoạt động cổ động chính sách đại đoàn kết, chống âm mưu chia rễ của địch, kêu gọi những người lầm đường trở về với kháng chiến. Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển là Ủy viên Thường vụ Hội Liên Việt tỉnh Gia Định phụ trách Tuyên huấn, Chủ nhiệm báo Toàn dân kháng chiến. Thư ký Đoàn Văn hóa kháng chiến Gia Định, Đảng Đoàn Mặt trận - Bí thư Liên chi B, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam Bộ - Ban đại diện Văn nghệ Khu VI.

Năm 1951 đồng chí là Trưởng Ty Thông tin Gia Định, Ủy viên Thường vụ Mặt trận Liên Việt Gia Định Ninh, Đảng Đoàn Mặt trận, Ủy viên Ban Mặt trận Đảng; Ủy viên Nhóm Dân sinh, Ủy viên Nhóm Dân trí bộ phận B.

Năm 1952 đồng chí vẫn làm Trưởng ty Thông tin Gia Định, Phó Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Từ tháng 3 năm 1952 đến tháng 9 năm 1952, tham gia học chính trị khóa III trường Trường Chinh.

Đến năm 1953, đồng chí giữ thêm nhiệm vụ Tỉnh ủy viên dự khuyết phụ trách Tuyên huấn.

Tháng 10 năm 1954, Xứ ủy chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Định gồm 7 đồng chí do đồng chí Phạm Khải làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển là Tỉnh ủy viên, phụ trách Tuyên huấn.

Thời kỳ này đấu tranh chính trị công khai nổi trội, tạo thế cho cách mạng. Ban Tuyên huấn tỉnh đã triển khai các mặt công tác như: tổ chức học tập và bố trí cán bộ xuống các xã thực hiện “ba cùng” với nhân dân để xây dựng cơ sở trong nhân dân. Ban Tuyên huấn cho in ronéo Hiệp định Genève, truyền đơn... kêu gọi đồng bào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, phát động quần chúng phá vỡ thế kìm kẹp của địch. Ngoài các tờ báo công khai, Ban Tuyên huấn Gia Định còn in và phát hành báo bí mật, tờ Đấu tranh cho hòa bình (giữa năm 1955), mỗi số hơn ngàn bản, báo in dưới hầm bí mật ở trong rừng, trong nhà dân, cứ vài tháng lại phải dời đi nơi khác do địch càn quét liên tục.

Tháng 7-1957, đồng chí Phạm Khải được rút lên Khu, đồng chí Huỳnh Văn Thớm thay làm Bí thư Tỉnh ủy, sau vài chục ngày, đồng chí Thớm bị địch bát, đồng chí Đoàn Công Chánh (Sáu Bảo) lên thay. Một thời gian sau, đồng chí Sáu Bảo được điều về miền Đông, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển thay làm Bí thư Tỉnh ủy.

Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1959 là thời kỳ Ngô Đình Diệm liên tục cho mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá, nhất là ở những vùng căn cứ địa cách mạng cũ của Sài Gòn - Gia Định; lực lượng cách mạng ở thành phố chưa có lúc nào “đầu rơi, máu chảy” nhiều như lúc này. Các nhà tù, trại giam của thành phố chật ních tù nhân là những người địch cho là cộng sản. Hàng ngàn đảng viên của Sài Gòn - Gia Định đã rơi vào tay giặc. Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển và một số đảng viên phải kiên trì sống chui bụi ngủ bờ hoặc ở dưới hầm bí mật, mặc cho đói rét, bệnh tật giày vò, để hàng ngày tiếp xúc với dân, củng cố niềm tin cho nhân dân trong những năm tháng đen tối ấy.

Ngày 11 tháng 7 năm 1959, đồng chí bị địch sát hại ngay trong hầm trú.

Trung Ngô (Tổng hợp)

Các tin khác

  • Đồng chí Phạm Văn Bạch, từ nhà trí thức đến Chủ tịch Ủy ban Kháng chính Hành chính Nam Bộ (27/04/2024)
  • 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hoà (23.11.1963 – 23.11.2023) (31/10/2023)
  • Khu tưởng niệm 42 liệt sỹ Tiểu đoàn Đồng Nai (12/10/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Bí thư Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (26/09/2023)
  • Võ Duy Vương (24/08/2023)
  • Thượng tướng Trần Văn Trà- Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (02/08/2023)
  • Đồng chí Trần Thuần – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (30/07/2023)
  • Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (30/07/2023)
  • Đồng chí Phan Kiệm – Phó Bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (27/07/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Hồng Đào- Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Gia Định (14/07/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối