Đất và người Long An

Đồng chí Nguyễn Văn Nghi – Bí thư Thành uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn

05/06/2023 04:47:1PM
Màu chữ Cỡ chữ

   Đồng chí Nguyễn Văn Nghi là một công nhân tiêu biểu trong hàng ngũ công nhân Thành phố, một đảng viên kiên cường, một cán bộ lãnh đạo tận tụy và gương mẫu của Đảng bộ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Đồng chí Nguyễn Văn Nghi, sinh năm 1905, ở xóm Giỏ Ngói, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay là quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), trong một gia đình lao động nghèo. Khi trưởng thành, đồng chí theo anh là Nguyễn Văn Dung vào xưởng Ba Son làm công nhân. Đồng chí trở thành một thợ đúc giỏi của xưởng Ban Son. Là một công nhân có tay nghề giỏi, gương mẫu được anh em trong xưởng quý mến.

Ba Son một trong những cái nôi của giai cấp công nhân và cách mạng vô sản Việt Nam; đội ngũ công nhân Ba Son với tính tổ chức cao, sớm giác ngộ đã đứng lên đấu tranh cách mạng, nơi đây đã đào tạo cho Đảng, cho cách mạng nhiều chiến sĩ kiên cường. Do vậy, các tổ chức Đảng như An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tích cực hoạt động, đào tạo, giác ngộ công nhân để phát triển lực lượng tại Ba Son.

Đầu năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã tổ chức được chi bộ cộng sản, do đồng chí Hải Thanh làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Nghi được kết nạp vào Đảng trong dịp này.

 Đồng chí sớm phát huy vai trò đảng viên cộng sản của mình, hăng hái hoạt động tuyên truyền về Đảng trong anh em công nhân, giữ vững vai trò đầu tàu gương mẫu nên ngày càng được anh em công nhân tín nhiệm.

Giữa năm 1930, đồng chí Hải Thanh và một số đảng viên bị bắt, Chi bộ còn lại hai đồng chí là Nguyễn Văn Nghi và Nguyễn Văn Dung. Địch theo đõi gắt gao, chưa có điểu kiện phát triển thêm đảng viên mới, nhưng hai đồng chí vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, tiếp tục tuyên truyền giác ngộ công nhân trong xưởng d9e63 chuẩn bị đối tượg đảng kết nạp sau này.

Đầu năm 1933, sau một thời gian chuẩn bị kỹ, được sự chấp thuận của Thành ủy, các đồng chí đã kết nạp được một số đông đảng viên mới và đồng chí Nguyễn Văn Nghi được bầu làm Bí thư chi bộ. Đồng chí đã ra sức tuyên truyền, giáo dục, phát triển và củng cố tổ chức Đảng nên không bao lâu chi bộ Ba Son trở thành một chi bộ vững mạnh trong thành phố. Chi bộ Đảng không những giữ được vai trò lãnh đạo trong xưởng mà còn mở rộng được ảnh hưởng do các đảng viên của Ba Sơn trở về địa phương tiếp tục gây dựng cơ sở. Từ năm 1935 trở đi, uy tín của đồng chí Nguyễn Văn Nghi và chi bộ Ba Son ngày càng lan rộng trong quần chúng, đặc biệt là ở vùng Thị Nghè, Bà Quẹo, Bà Điểm...

Do sự đóng góp vào việc xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong phong trào công nhân nên đồng chí được cử vào Xứ ủy Nam Kỳ.

Từ năm 1934 đến năm 1936, đồng chí là Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư chi bộ Ba Son. Năm 1937, đồng chí là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm Bí thư chí bộ Ba Son. Công việc quá nặng nề, đồng chí vừa phải lãnh đạo chi bộ, lãnh đạo Thành ủy, vừa phải đóng góp vào sự lãnh đạo chung của Xứ ủy, mà vẫn phải đi làm, bám sản xuất, bám cơ sở. Do đó, đầu năm 1937, Xứ ủy đã quyết định cử đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm Bí thư Thành ủy thay đồng chí Nguyễn Văn Nghi, còn đồng chí chỉ kiêm Thành ủy viên thôi. Việc một đồng chí ở cấp ủy cấp trên có chân trong cấp ủy cấp đưới lại trực tiếp bám quần chúng, bám cơ sở sản xuất là một trường hợp khá hay. Phải có nghị lực, tài ba, khéo léo mới có thể làm được. Nhưng cũng chính nhờ đó mà đồng chí nắm vững tình hình, sát cơ sở, đóng góp tốt cho sự lãnh đạo chung của Xứ ủy.

Trong cao trào cách mạng 1936 - 1939, đồng chí đã góp phần rất quan trọng cho sự lãnh đạo của Xứ ủy, của Thành ủy. Không những thế, đồng chí còn trực tiếp lãnh đạo chi bộ Ba Son, tổ chức quần chúng công nhân trong xưởng liên tiếp đấu tranh, dẫn đầu phong trào công nhân toàn thành phố.

Nổi bật nhất là những cuộc đấu tranh tháng 12 năm 1926, tháng 4 năm 1937 và tháng 6 năm 1939 đã giành được những thắng lợi vang đội có tác dụng thúc đấy phong trào cách mạng của giai cấp công nhân trong thành phố tiến lên mạnh mẽ.

Nhân địp có một số công nhân Ba Son bị bát và bị đuổi việc vì đã tham gia cuộc họp thành lập “Ủy ban Hành động” chuẩn bị cho Đông Dương Đại hội, đồng chí đã triệu tập cuộc họp chi bộ ở xóm Giỏ Ngói để chủ trương phát động một cuộc bãi công toàn xưởng. Đồng chí đã trao cho đồng chí Nguyễn Văn Khung, một đảng viên trong chỉ bộ, cùng hai quần chúng tốt cầm đầu cuộc bãi công, đại điện cho công nhân nói chuyện với chủ xưởng. Cuộc đấu tranh nêu ra bốn yêu sách:  Tăng lương cho công nhân - Bớt giờ làm - Cải thiện các điều kiện lao động . Thả ngay những công nhân bị bắt và nhận họ lại làm việc. Do tổ chức vận động và lãnh đạo khéo léo với khẩu hiệu thích hợp nên đã thu hút hơn 4.500 công nhân toàn xưởng tham gia.

Cuộc đấu tranh kéo đài hai tuần lễ. Đồng chí Nguyễn Văn Nghi đã chỉ đạo chi bộ vận động quần chúng không một ai đi làm hoặc đi làm sớm. Đồng thời với tư cách là Thành ủy viên, đồng chí còn cùng với Thành ủy lãnh đạo các hãng xưởng khác nhau như FACI, SIMAC... phối hợp đấu tranh, nêu khẩu hiệu ủng hộ công nhân Ba Son, và vận động các nhà trí thức, những người có tên tuổi như ông Nguyễn An Ninh, bà Hai Sóc, bà Ba Bầu quyên góp ủng hộ anh em công nhân đấu tranh. Trước sức mạnh đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân thành phố, lại được sự ủng hộ mạnh mề của các tầng lớp nhân dân ở nội và ngoại thành nên nửa tháng sau, chủ xưởng phải nhượng bộ. Sau cuộc đấu tranh thắng lợi, đồng chí chủ trương phát huy khí thế của giai cấp, nên chỉ thị cho chi bộ vận động công nhân Ba Son đi làm một lượt, một giờ, xếp hàng từ từ tiến vào xưởng. Bọn lính gác cửa Pháp phải bồng súng chào.

Sang năm 1937, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của đồng chí và chi bộ Đảng lại nổ ra với những khẩu hiệu cao hơn, quyết liệt hơn và dài ngày hơn. Địch đối phó bằng cách đưa công nhân và lính từ những nơi khác đến xưởng làm. Đồng chí cùng Thành ủy đã chỉ thị cho các chi bộ Đảng ở các hãng, xưởng khác vận động công nhân không đến làm ở Ba Son và huy động các nơi ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son một cách rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn. Chỉ bộ Ba Son đi thuyết phục từng công nhân không đi làm dù cuộc bãi công phải kéo đài bao lâu nữa. Do đó cuộc bãi công đã kéo dài 35 ngày, cuối cùng chủ xưởng phải nhượng bộ, đáp ứng những yêu sách của công nhân và đồng ý cho tổ chức Hội ái hữu ở trong xưởng.

Những cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng do đồng chí Nguyễn Văn Nghỉ đứng đầu thực sự đã dẫn đầu cao trào cách mạng trong những năm 1936 - 1939 ở thành phố.

Mặc dù là người chỉ đạo trực tiếp những cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son, nhưng đồng chí không bao giờ quên phong trào chung của toàn thành phố và toàn Xứ. Với sự đóng góp của đồng chí cùng với sự lãnh đạo của Thành ủy, của Xứ ủy, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong thành phố cũng như ở toàn Nam Bộ trong thời kỳ này đã phát triển rất mạnh mẽ.

Nhà đồng chí ở xóm Giỏ Ngói (xóm Giỏ Ngói nằm trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175) là nơi hội họp của Xứ ủy, Thành ủy, đồng thời là nơi in ấn và cất giấu tài liệu của Đảng. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí lãnh đạo khác thường đến làm việc tại đây. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp Đảng và quần chúng theo Đảng. Chúng liên tiếp bắt và trục xuất khỏi xưởng Ba Son những công nhân bị chúng nghi ngờ, kể cả những người cầm đầu các cuộc đấu tranh trong những năm 1936 - 1939. Tuy nhiên cơ sở Đảng ở Ba Son vẫn được giữ vững nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo khéo léo của đồng chí Nguyễn Văn Nghi.

Khoảng tháng 3 năm 1940, sau nhiều ngày theo đõi, địch đã chặn bắt đồng chí Nguyễn Văn Nghi khi đồng chí đi làm ở gần xưởng. Sau những trận đòn tra tấn tàn khốc ở bót Catinat, sau đó chuyển qua Khám Lớn mà không moi được gì, thực dân Pháp đã xử tù và đày đồng chí ra Côn Đảo. Trong nhà tù của đế quốc, đồng chí luôn luôn giữ vững khí tiết của người đảng viên cộng sản, của người cán bộ Đảng. Vì bị đánh đập và hành hạ liên tục nên ngày 09 tháng 9 năm 1942, đồng chí đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo.

Trung Ngô (Tổng hợp)

Các tin khác

  • Đồng chí Phạm Văn Bạch, từ nhà trí thức đến Chủ tịch Ủy ban Kháng chính Hành chính Nam Bộ (27/04/2024)
  • 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hoà (23.11.1963 – 23.11.2023) (31/10/2023)
  • Khu tưởng niệm 42 liệt sỹ Tiểu đoàn Đồng Nai (12/10/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Bí thư Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (26/09/2023)
  • Võ Duy Vương (24/08/2023)
  • Thượng tướng Trần Văn Trà- Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (02/08/2023)
  • Đồng chí Trần Thuần – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (30/07/2023)
  • Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (30/07/2023)
  • Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (28/07/2023)
  • Đồng chí Phan Kiệm – Phó Bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (27/07/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối