Sinh hoạt tư tưởng

Âm nhạc góp sức xây dựng “vùng xanh” tinh thần chiến thắng dịch bệnh

24/09/2021 01:00:0PM
Màu chữ Cỡ chữ

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, âm nhạc đã thực sự trở thành “ngòi bút” khắc họa nên một Việt Nam đoàn kết, sát cánh bên nhau, đồng sức, đồng lòng vượt qua đại dịch; sẻ chia, tương trợ tinh thần lẫn nhau trong cộng đồng; sẵn sàng hy sinh, cống hiến vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh.

Đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, cũng là lúc mỗi văn nghệ sĩ nỗ lực, chung sức phía sau, hỗ trợ cùng các lực lượng chống dịch bước vào một “cuộc chiến” mới với tinh thần của những người chiến sỹ. Những lời cảm ơn bằng âm nhạc đã được gửi đến các lực lượng tuyến đầu đang hy sinh, cống hiến vì sự bình yên, sức khỏe cộng đồng cũng là những lời cổ vũ tinh thần chiến thắng dịch Covid-19 qua các sáng tác âm nhạc cùng những lời ca tiếng hát, nhịp điệu sôi nổi, hăng hái đã được lan tỏa, cộng hưởng, sẻ chia, tạo nên những vùng xanh” tinh thần trong cuộc chiến chống Covid-19. Âm nhạc không chỉ góp phần xua tan những giọt nước mắt, mồ hôi vất vả của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sỹ công an, bộ đội, lực lượng tình nguyện… mà còn trở thành vòng tay ấm áp khỏa lấp biết bao khoảng lặng, muộn phiền trong không ít gia đình, bệnh viện, khu cách ly, vực dậy tinh thần của những bệnh nhân đang trải qua những tháng ngày lo lắng, sợ hãi.

Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát hiện nay, nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, để họ an tâm “ai ở đâu ở đấy”, nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ quần chúng, biểu diễn nghệ thuật được xây dựng bằng hình thức như câu chuyện truyền thanh tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đã được Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An thu âm và phát hành đến cơ sở tổ chức tuyên truyền trên các kênh thông tin và hệ thống loa, trạm truyền thanh ở xã, phường, thị trấn, xóm, ấp, khu phố, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và các khu cụm công nghiệp. Nhạc sĩ, Thiếu tá Nguyễn Thanh Hải hiện công tác tại Phòng công tác Đảng và công tác chính trị, Công an tỉnh Long An, Chi hội trưởng chi hội Âm nhạc tỉnh Long An, tác giả ca khúc “Khi Tổ quốc cần” chia sẻ “Thời gian qua lực lượng văn nghệ sĩ cả nước nói chung và của Long An nói riêng đã có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, cổ vũ cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bản thân Hải cảm thấy rất là mai mắn khi được sự quan tâm, động viên và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo công an tỉnh trong hoạt động sáng của mình. Bài hát “Khi Tổ quốc cần” ra đời là sự tri ân đối với những tấm lòng cao cả, những con người ngày đêm không ngại hy sinh gian khổ, giữ gìn mạch sống cho quê hương” hay lời chia sẻ đầy cảm xúc của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn khi thổi lên giai điệu bài “Quê hương”, thơ Đỗ Trung Quân- nhạc Giáp Văn Thạch trong đêm 24/7 tại bệnh viện dã chiến số 3, thành phố Thủ Đức “Tôi từng biểu diễn không biết bao nhiêu sân khấu lớn, nhỏ trong cuộc đời hoạt động âm nhạc. Tuy nhiên, tôi không thể nào quên được giây phút đứng trước khán giả gồm hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0”.

Các văn nghệ sĩ trên mọi miền của Tổ quốc không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống dịch bệnh mà còn lăn xả, không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, “kẻ góp công, người góp của”, sẳn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch. Không chỉ có âm nhạc, các loại hình văn học, nghệ thuật, sân khấu… đều đang có những chuyển động riêng, các văn nghệ sĩ ngày đêm nỗ lực để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật hướng tới công chúng trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này.

Đồng hành, sẻ chia, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn; chung sức, chung lòng, chung tay hành động cùng toàn xã hội; vang mãi những khúc thơ ca, giai điệu nhạc chan chứa tình yêu thương để cùng nhau “chống dịch như chống giặc”, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước và tại tỉnh Long An đã và đang viết nên những giai điệu đầy cảm xúc, góp phần tạo nên những “vùng xanh” tinh thần đáng trân quý.

Cẩm Hưng

Các tin khác

  • Bài học về phát huy sức mạnh “lòng dân” trong cách mạng tháng 8/1945 (09/08/2023)
  • Ngăn “bệnh xa dân” (18/07/2023)
  • Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ Đảng (03/02/2023)
  • Niềm tin không thể xói mòn (13/11/2022)
  • “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng” (01/02/2022)
  • Ứng xử văn hóa trong môi trường mạng xã hội (12/12/2021)
  • Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống dịch covid-19 hiện nay (23/09/2021)
  • Cảnh giác với chiêu trò bôi nhọ, xuyên tạc thành quả cách mạng tháng Tám (01/09/2021)
  • Dựa vào dân, bài học quý trong công tác phòng chống dịch Covid-19 (30/08/2021)
  • Nhận diện chiêu trò kích động “Bất tuân dân sự” (24/08/2021)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối