Tài liệu tham khảo

Học Bác thực hành chữ “kiệm”

14/08/2023 02:38:2PM
Màu chữ Cỡ chữ

     Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất quan trọng của người cán bộ, đảng viên. Trong đó tư tưởng về “kiệm” có nội dung mới mẻ, sâu sắc và nhân văn to lớn. Trong bối cảnh hiện nay, thực hành chữ “kiệm” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết.

     Chúng ta cần hiểu đúng “kiệm” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tiết kiệm, là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm của cải, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức…Không phải chỉ biết tiết kiệm cho mình mà phải tiết kiệm cho người khác, cho tập thể. Tiết kiệm khác với keo kiệt, bủn xỉn, về vấn đề này Người đã dạy “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng”. Người cán bộ, đảng viên, công chức phải làm gương, phải là đầu tàu trong việc thực hành chữ “kiệm” bởi vì theo tư tưởng của Bác tiết kiệm là yêu cầu cần thiết, là đạo đức, là khoa học trong công tác của người cán bộ, đảng viên, công chức. Nếu làm ra của cải mà không tiết kiệm, không chi dùng đúng việc, phung phí thì khác nào như “gió vào nhà trống”. Trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nếu cán bộ, đảng viên công chức không thực hành cần kiệm sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội, đất nước, làm mất lòng tin của nhân dân.
    Để thực hành chữ “kiệm” theo tư tưởng của Bác mỗi cán bộ, đảng viên, công chức trong các cơ quan, đơn vị cần thực hiện nhiều nội dung như: tiết kiệm trong các hoạt động mua sắm công, xây dựng trụ sở, tiết kiệm trong thực thi công vụ và trong gia đình, tiết kiệm thời gian, phương tiện, chi phí…;  không ngừng cải tiến thủ tục, đổi mới phương pháp làm việc, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm thời gian, chi phí, tiết kiệm sức người, sức của, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả công việc; trước mỗi sự việc, cần cân nhắc, tính toán cẩn thận, xem xét hiệu quả, cân đối toàn diện tránh tình trạng quá đà, trọng hình thức, gây lãng phí tiền của của nhân dân. Mỗi cán bộ, công chức cần học tập theo Bác, thực hành chữ “kiệm” từ những việc nhỏ nhất như: Tiết kiệm trong sinh hoạt điện, nước, tiết kiệm trong việc sử dụng giấy, mực, ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng suất công việc, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi chí cho cơ quan. Chấp hành tốt giờ giấc làm việc, sắp xếp công việc một cách khoa học, không chỉ tiết kiệm ở cơ quan mà còn tiết kiệm trong sinh hoạt ở cá nhân, chi tiêu hợp lý, cân đối so với nguồn thu nhập của gia đình để tạo ra sự tích lũy cho cá nhân và xã hội. 
    Tóm lại, thực hành chữ “kiệm” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với cán bộ, công chức hiện nay là nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững, sự thành công, sự giàu mạnh về mọi mặt không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả đất nước, dân tộc. Là tiền đề để hướng tới chữ “liêm” và “chính” trong tư tưởng đạo đức của Bác.

Ngô Châu Huệ

 

Các tin khác

  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong rèn luyện tinh thần trách nhiệm với công việc (10/11/2022)
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “đời sống mới” trong xây dựng phong cách ứng xử, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay (28/06/2022)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28/08/2021)
  • Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn (28/08/2021)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng (09/07/2021)
  • Chuyên đề năm 2021 "Tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc" (19/06/2021)
  • Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 (12/06/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối