Tình hình thực hiện quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn
Chất thải nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong nhiều năm qua. Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài; ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực an ninh trật tự, phát triển kinh tế, trong đó có dịch vụ du lịch, văn hóa thể thao, đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
Theo thống kê, cả nước phát sinh 67.877 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị phát sinh 38.143 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 56,19%; khu vực nông thôn 29.734 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 43,81%. Qua báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2024 của 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có 21 địa phương phát sinh trên 1.000 tấn/ngày, 23 địa phương phát sinh từ 500 tấn/ngày đến dưới 1.000 tấn/ngày, 19 địa phương còn lại phát sinh dưới 500 tấn/ngày. Khối lượng thu gom, vận chuyển, xử lý trên phạm vi cả nước đạt 88,34%, trong đó, đô thị đạt 96,6%, nông thôn đạt 77,69%.
Về hiện trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân, thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực xây dựng các chương trình, dự án để tổ chức triển khai thực hiện với quan điểm giảm thiểu lượng chất thải phải xử lý và tăng cường tái chế, tận dụng tài nguyên. Hiện nay, có 02 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Một là, phân loại tại hộ gia đình (tại nguồn). Hai là, phân loại tại một địa điểm tập trung (thu gom chất thải hỗn hợp, sau đó đưa về trạm trung chuyển để phân loại và đưa đi xử lý); bao gồm hai hoặc nhiều loại sau đây: chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải khác (chất thải cồng kềnh, chất thải nguy hại, chất thải khác còn lại...)
Theo thống kê, cả nước có khoảng 1.456 cơ sở xử lý, cụ thể như sau: có 1.178 cơ sở chôn lấp, trong đó có 491 cơ sở chôn lấp hợp vệ sinh; có 7 cơ sở đốt có phát điện, có 333 cơ sở đốt không phát điện, có 30 cơ sở xử lý thành mùn/phân hữu cơ.
Một số địa phương, đặc biệt là các thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt đầu thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở quy mô lớn hơn; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến (như đốt có thu hồi năng lượng; ưu tiên đầu tư cơ sở chế biến phân compost) để xử lý theo tính chất các loại chất thải sau phân loại, đảm bảo tận dụng tối đa giá trị tài nguyên của chất thải, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn; thí điểm thực hiện tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý,…
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trên địa bàn tỉnh dao động từ 870 - 890 tấn/ngày. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 1.200 - 1.400 tấn/ngày. Thời gian qua, công tác quy hoạch và hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước khắc phục hạn chế. UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, địa phương phối hợp đẩy mạnh thu hút đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch của tỉnh. Trong đó, ưu tiên kêu gọi công nghệ xử lý theo định hướng xử lý rác có thu hồi năng lượng như đốt rác để phát điện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, giữ ổn định môi trường đầu tư, tính bền vững trong xử lý chất thải rắn. UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, quy định cụ thể việc phân loại rác sinh hoạt, điểm tập kết, trung chuyển rác, tuyến đường, thời gian, tần suất, phương tiện thu gom cũng như quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn và nhân rộng các mô hình thí điểm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân. Qua đó, dần đưa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vào nề nếp, bảo đảm yêu cầu về môi trường.
Thanh Loan
Các tin khác
- Long An: Phát huy sức mạnh toàn dân trong xây dựng nông thôn mới (04/11/2024)
- Long An xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn (21/10/2024)
- Tập trung, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong ứng phó sự cố chất thải (15/10/2024)
- Quy định về Giấy phép môi trường (Bài 2) (08/10/2024)
- Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (07/10/2024)
- Tình hình trật tự, an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2024 (02/10/2024)
- Quy định về Giấy phép môi trường (25/09/2024)
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về Đánh giá tác động môi trường (27/08/2024)
- Kết quả triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với UBND tỉnh, các sở ngành liên quan 6 tháng đầu năm 2024 (25/08/2024)
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về Bảo vệ môi trường Di sản thiên nhiên và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (30/07/2024)
Trang đầu 1 2 3 4 5 Trang cuối
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021