Tuyên truyền trong Nhân dân

Long An: Đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại điện tử

22/01/2023 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Năm 2022, tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tái cơ cấu ngành nghề trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, gắn kết với phát triển dịch vụ công nghiệp; Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Long An và đạt một số kết quả nổi bật.

Tiếp tục khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, logistics, cửa hàng tiện ích…góp phần tích cực lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Công tác kiểm tra thị trường, chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả được tập trung. Năm 2022, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phục hồi rất mạnh mẽ, tăng trưởng của cả khu vực đạt 9,95%. Điểm sáng của khu vực III là tất cả các ngành đều tăng trưởng mạnh mẽ (ngành thương mại dịch vụ) tăng 13,09% so cùng kỳ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 21,5%; ngành nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 23,32%; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 11,66%; đạt được mức tăng trưởng trên là do dư nợ tín dụng tăng mạnh, ước đến cuối năm 2022 tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước; ngành kinh doanh bất động sản mặt dù gặp nhiều khó khăn những tháng cuối năm 2022 nhưng tăng trưởng cả năm vẫn đạt 8,93%. Các ngành dịch vụ khác cơ bản đã phục hồi duy trì được mức tăng trưởng ổn định như thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch được quan tâm chú trọng. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại điện tử. Tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Long An năm 2022 với quy mô 550 gian hàng (diễn ra từ ngày 02/12 đến 08/12/2022, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An); trong đó có 65 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia với 148 gian hàng tiêu chuẩn. Hỗ trợ cho sản phẩm đặc trưng của 03 xã phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số là phường 4 (Tân An), thị trấn Cần Giuộc (Cần Giuộc), xã Dương Xuân Hội (Châu Thành). Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt hoạt động xúc tiến thương mại thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Hỗ trợ 20 doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam (Shopee, Sendo, Lazada, Tiki, Voso, Postmart) và hỗ trợ 06 doanh nghiệp tham gia Sàn thương mại điện tử bán sỉ quốc tế Alibaba.com. Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, kết nối giao thương để giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị trong cả nước. Tổng kinh phí xúc tiến thương mại thực hiện năm 2022 là 4,64 tỷ đồng. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào hoạt động sản xuất từ nguồn kinh phí khuyến công, góp phần giúp các doanh nghiệp có thêm động lực, mạnh dạn đầu tư, mua sắm dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập kinh tế và quảng bá thương hiệu. Tổng kinh phí khuyến công và công nghiệp hỗ trợ thực hiện năm 2022 là 4,03 tỷ đồng. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật trên lĩnh vực thương mại quốc tế, về chống bán phá giá, về các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng, về các vấn đề chính trị, kinh tế của khu vực và thế giới,... trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Website của Sở ngành, địa phương hoặc thông tin trực tiếp đến doanh nghiệp. Chủ động thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội nghị (trực tiếp và trực tuyến) định kỳ với Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; các chương trình tập huấn, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do và các hoạt động kết nối giao thương giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm; hướng tới đào tạo lao động có kỹ thuật, tay nghề cao gắn với nhu cầu thị trường và xu hướng hội nhập; nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tổ chức rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng giảm đầu mối, tăng chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh thực hiện chính sách kêu gọi xã hội hóa để thu hút tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư thành lập hoặc tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo hướng gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ngoài những nghề đào tạo truyền thống, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn tập trung đầu tư để mở thêm những nghề mới mà doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp và thị trường lao động có nhu cầu, thông qua đó giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.

Triển khai đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động tại chỗ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trường Cao đẳng Long An, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật,…) đã tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để triển khai tuyển sinh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nhiều hình thức như: tổ chức cho học sinh thực tập, thực hành thực tế tại doanh nghiệp theo nội dung chương trình đào tạo; nhận nguyên liệu tổ chức cho học sinh thực hành làm ra sản phẩm; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; tổ chức Ngày hội việc làm… Qua đó, mối liên kết giữa Trường và doanh nghiệp ngày càng gắn bó, giảm áp lực về đầu tư thiết bị của trường; giúp cho giáo viên có điều kiện được bổ sung kiến thức chuyên môn, thực tiễn trong quá trình giảng dạy; giúp cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với thiết bị và công nghệ mới, hình thành tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, xử lý công việc hiệu quả và có được việc làm phù hợp với chuyên môn sau khi đào tạo./. 

P.TTTT & LLCT

Các tin khác

  • Cảnh báo hành vi, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo giả danh cán bộ thuế (29/07/2024)
  • “Giọt hồng sông Vàm” - Những tấm lòng nhân ái (22/07/2024)
  • Khát vọng phát triển liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long (21/05/2024)
  • Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh (15/05/2024)
  • Đọc sách để mở rộng trí tuệ và thanh lọc tâm hồn (19/04/2024)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại (17/04/2024)
  • Công ty Điện lực Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn điện trong dân (13/03/2024)
  • CÁC HÌNH THỰC TIẾT KIỆM ĐIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (11/03/2024)
  • CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG (11/03/2024)
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (29/01/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối