Các chú có báo không?
Ông cụ bắt tay chúng tôi và hỏi:
Ông cụ bắt tay chúng tôi và hỏi:
- Các chú là tự vệ thôn đây?
- Dạ.
Ông cụ liền chỉ tay vào các đồng chí cùng đi, nói:
- Các chú đây là Giải phóng quân.
Lâu nay ba tiếng Giải phóng quân có sức thu hút mãnh liệt đối với tôi. Hằng ngày cứ đứng trên đê, hướng về dãy núi Tam Đảo, tôi ao ước sao có cánh để bay tới chiến khu Tuyên - Thái mà sống cuộc sống chiến đấu và tự do trên ấy. Tôi đã nhiều lần đề nghị cấp trên cho thoát ly để tham gia Giải phóng quân, nhưng chưa được. Giờ đây trước mặt tôi là những con người ấy đang tươi cười bắt tay mình. Tôi không sao nén được cảm động trước những đồng chí mới gặp lần đầu này, đặc biệt là cụ già trong đoàn.
Sau phút chào hỏi, chúng tôi mời ông cụ về trụ sở tự vệ của chúng tôi trong thôn. Tới cổng thôn, ông cụ dừng lại xem các khẩu hiệu kẻ trên bức tường. Chợt nhìn thấy hàng dây cờ căng trước cổng thôn, ông cụ bỗng nhiên hỏi:
- Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh?
Chúng tôi cùng nhìn lên, thì ra cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh thật!
Một đồng chí trong chúng tôi thưa với cụ:
- Dạ, giấy đỏ và giấy vàng nhân dân ta mua làm cờ nhiều quá nên thiếu ạ. Vì muốn cho đủ, nên chúng cháu phải cắt bỏ đi một chút ạ.
- Không nên - ông cụ khẽ lắc đầu và bảo. Các chú phải hiểu là: Cách mạng đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và ngang hàng với các nước khác, vì vậy cờ của ta phải bằng cờ của các nước. Có thế mới tỏ rõ chí tự cường, tự trọng của mình.
Chúng tôi đều vâng lời, một đồng chí tự vệ vội trèo lên lấy dây cờ xuống để sửa lại.
Về tới trụ sở của đội tự vệ (nói là trụ sở, thật ra chỉ là một ngôi miếu gần đình làng tôi, cả ngôi miếu bấy giờ chỉ có hai cái phản để chúng tôi nghỉ mỗi khi đi tuần tra, canh gác về; sở dĩ chúng tôi chọn nơi đây là cốt để yên tĩnh và chờ đến tối sẽ chuyển sang địa điểm khác), tôi vội đi lên trước, toan trải chiếu, nhưng ông cụ gạt đi và thản nhiên ngồi xuống phản. Hai đồng chí Giải phóng quân cùng anh em tự vệ chúng tôi gác phía ngoài. Số còn lại thì vào nghỉ ở chiếc phản kề bên.
Tôi mang bộ đồ trà tới. Quen như tiếp khách ở nhà, tôi toan rót nước ra chén. Ông cụ bảo:
- Cháu cứ để đấy, ai khát sẽ trót uống, không nên rót sẵn.
Tôi vâng lời. Ông cụ lại hỏi:
- Các chú có báo không?
- Dạ có ạ.
Tôi vội mang tới cho ông cụ tờ báo Cờ giải phóng chúng tôi vừa mua ban sáng. Ông cụ chỉ đầu bài rồi giao cho một đồng chí Giải phóng quân đọc, các đồng chí khác cùng ngồi quây quần lắng nghe. Ông cụ vừa nghe, vừa thỉnh thoảng ghi gì đó vào sổ tay. Có lúc ông cụ dừng lại, nêu câu hỏi để các đồng chí Giải phóng quân nêu ý kiến, rồi cụ giảng giải thêm, sau đó mới cho đọc tiếp.
Các tin khác
- Học tập và làm theo phong cách làm việc của Bác Hồ (21/09/2022)
- Gương mẫu tôn trọng luật lệ (02/06/2021)
- Chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi (02/06/2021)
- Quả táo của Bác Hồ cho em bé (02/06/2021)
- Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ Mẹ (02/06/2021)
- Làm sao lo cho các cháu ăn no, có quần áo mặc (02/06/2021)
- Bác Hồ tăng gia rau cải (20/05/2021)
- Việc chi tiêu của Bác Hồ (20/05/2021)
- Bác Hồ là thế đấy (20/05/2021)
- Sự ra đời của một bài thơ (20/05/2021)
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021