Thông tin Đối ngoại và Biên giới - biển, đảo

Công tác thông tin đối ngoại ở địa phương

03/10/2024 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng.

Về nội dung nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại ở địa phương: Thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quảng bá hình ảnh, văn hóa, lịch sử và tiềm năng du lịch, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh, thành phố. Cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến tỉnh, thành phố được dư luận nước ngoài quan tâm; giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến hình ảnh của tỉnh, thành phố. Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới lãnh thổ của Tổ quốc.

Về hình thức: Thông qua các hoạt động đối ngoại của tỉnh, thành phố; các phát ngôn chính thức của lãnh đạo tỉnh, thành phố tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, hội nghị, hội thảo, họp báo quốc tế, họp báo trong nước và tại các sự kiện khác. Tổ chức các sự kiện văn hóa lớn, thu hút du lịch đi kèm các hoạt động quảng bá tiềm năng kinh tế; các sự kiện có sức mạnh truyền thông; các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại địa phương… Tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, đầu tư trong nước và quốc tế. Mời các đoàn phóng viên nước ngoài vào đưa tin, làm phóng sự quảng bá về địa phương, nhất là về tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch; hỗ trợ hoặc đài thọ ăn, ở, đi lại, bố trí chương trình hoạt động phong phú, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu tuyên truyền của ta (đối với các địa phương có tiềm lực kinh tế lớn thì tổ chức hình thức này sẽ đem lại hiệu quả tuyên truyền rất cao). Xây dựng hình ảnh địa phương dựa trên những đặc điểm, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, thành phố; nâng cấp, cập nhật thông tin thường xuyên trên cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố (bằng tiếng Việt, Anh và các ngoại ngữ khác); phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi, tài liệu, đĩa phim quảng cáo về du lịch, đầu tư, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, thành phố.

Về biện pháp: Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch thông tin đối ngoại ngắn hạn, dài hạn, cho từng năm và trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có sự phối hợp bài bản, chặt chẽ về thông tin và tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại giữa các địa phương với các cơ quan Trung ương và giữa các địa phương trên cả nước.

Về việc tổ chức các sự kiện văn hóa, xúc tiến đầu tư, du lịch với quy mô lớn… tại địa phương, cần có kế hoạch chuẩn bị cụ thể, chi tiết, có sự phối hợp với các cơ quan báo chí của ta, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài...; với các hình thức tuyên truyền phù hợp như tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí, phát tờ rơi, thông tin trên trang mạng, đăng quảng cáo… nhằm quảng bá kịp thời tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả; quan tâm đúng mức tới công tác thông tin đối ngoại tại chỗ, nhất là hướng tới các đối tượng là các nhà đầu tư và du khách nước ngoài đến địa phương để kinh doanh, du lịch, công tác hoặc học tập.

Chú trọng tranh thủ phóng viên nước ngoài như một kênh để tuyên truyền cho ta; hỗ trợ, tạo điều kiện cho phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại tỉnh, thành phố; tăng cường tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, chủ động cung cấp thông tin có định hướng giúp cho phóng viên có bài viết, đưa tin tích cực theo hướng có lợi cho ta. Tranh thủ và quản lý là hai mặt của một vấn đề, không nên chỉ coi trọng mặt tranh thủ mà buông nhẹ mặt quản lý hoặc ngược lại.

Nghiên cứu, sáng tạo đổi mới, cải tiến nội dung và phương thức TTĐN phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, chú trọng khai thác và sử dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin vào công tác thông tin báo chí, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông hiện đại, truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội…

Phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa địa phương với các đơn vị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương và đấu tranh dư luận đối với những vấn đề có liên quan tại địa phương. Đặc biệt, khi tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về Việt Nam ở nước ngoài, nên chú ý phối hợp trong việc lựa chọn thành phần đoàn, địa bàn, thời điểm và đối tác, sự kiện tham gia phù hợp bảo đảm tính hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Đầu tư thích đáng xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác TTĐN; chú trọng đào tạo cán bộ làm thông tin đối ngoại tại địa phương như nâng cao trình độ, nhận thức, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, công nghệ tin học...

Phòng TT, TT, BC-XB

Các tin khác

  • Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thời gian qua (04/11/2024)
  • Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (07/10/2024)
  • Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại năm 2024 (04/10/2024)
  • Một số vấn đề cơ bản về công tác thông tin đối ngoại (03/10/2024)
  • Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại (03/10/2024)
  • Thổ Châu - hòn đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc (22/06/2024)
  • Nam Du – Vịnh Hạ Long trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc (22/06/2024)
  • Hòn Đốc hoang sơ giữa biển trời Tây Nam (21/06/2024)
  • Đoàn cán bộ tỉnh Long An kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quân, dân các đảo phía Tây Nam (20/06/2024)
  • Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên đảo Thổ Châu, Thành phú Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (20/06/2024)
  • Trang đầu 123 Trang cuối