Một số vấn đề cơ bản về công tác thông tin đối ngoại
“Thông tin tuyên truyền đối ngoại” hoặc “Thông tin đối ngoại” là hoạt động thông tin của một quốc gia nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới, thông tin về tình hình đất nước, con người, lịch sử, văn hóa… của quốc gia cho các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, thông tin về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của quốc gia cho nhân dân trong nước. Thông tin đối ngoại nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết về quốc gia đó, xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia.
Theo Kết luận 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) trong tình hình mới, công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân. Công tác TTĐN được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Nội dung, phương thức của TTĐN đã được nêu rõ trong một số văn bản quy phạm pháp luật của ta, đặc biệt là Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/09/2015 về quản lý hoạt động TTĐN. Theo đó, TTĐN bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
1. Vai trò của thông tin đối ngoại
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối trong giao lưu giữa các quốc gia, là phương tiện giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Ngày nay, trong quan hệ quốc tế hiện đại, khái niệm “sức mạnh mềm” và “ngoại giao công chúng” ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại được coi là công cụ quan trọng mà các quốc gia đều ra sức triển khai nhằm ảnh hưởng tới dư luận quốc tế phục vụ cho những mục tiêu chung hay cụ thể của chính sách đối ngoại. Nhiều nước coi đó là bộ phận thiết yếu, không tách rời của chính sách đối ngoại và cũng quan trọng như sức mạnh quân sự và kinh tế. Trong kỷ nguyên thông tin toàn cầu hóa hiện nay, khả năng kết hợp cả “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” một cách hiệu quả - đó chính là “sức mạnh thông minh”.
Ngoài những nội dung để thông tin, tuyên truyền ra bên ngoài, TTĐN còn có thể hiểu theo chiều từ ngoài vào trong tức là thông tin về tình hình thế giới, quan hệ đối ngoại, các vấn đề liên quan đến hoạt động của ta triển khai ở nước ngoài, thông tin liên quan đến người Việt Nam định cư, sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài… cho các đối tượng ở trong nước. Thông tin hai chiều nhằm định hướng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Ở nước ta, TTĐN là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và công tác tư tưởng:
Là một bộ phận của chính sách đối ngoại, khi hoạch định chính sách đối ngoại, các nước đều đề ra chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại nhằm làm tiền đề và động lực thúc đẩy việc mở rộng các quan hệ đối ngoại..
Là sự tiếp tục của công tác tư tưởng văn hóa trên phạm vi quốc tế và với môi trường, đối tượng đa dạng và phức tạp hơn.
2. Nội hàm công tác thông tin đối ngoại: (i) Giới thiệu đến thế giới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện quan điểm, lập trường chủ động, trách nhiệm đối với những vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi, mang tầm chiến lược của Việt Nam, các vấn đề quốc tế phù hợp với các giá trị chung của nhân loại tiến bộ; (ii) Quảng bá về vẻ đẹp đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, di sản, tri thức khoa học Việt Nam, lan tỏa hệ giá trị quốc gia-dân tộc, hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam; giới thiệu về những tiềm năng hợp tác và phát triển của Việt Nam; (iii) Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam trên các lĩnh vực, quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; góp phần chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú kho tàng tri thức, văn hóa Việt Nam; (iv) Thông tin, phản bác những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó góp phần khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, nêu cao tinh thần yêu nước; phát huy ý chí độc lập, tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc, tạo sức mạnh nội sinh, tranh thủ ngoại lực; gia tăng sức mạnh mềm, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Thông tin đối ngoại tập trung vào hai nhiệm vụ “xây dựng” và “đấu tranh”:
+ Xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển năng động, giàu tiềm năng phát triển, đang tích cực hội nhập quốc tế thông qua: (i) Thông tin về những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; (ii) Thông tin về thành tựu công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng, an ninh; (iii) Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam.
+ Đấu tranh dư luận, chống lại những luận điệu sai trái, thù địch, phản bác những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, biên giới lãnh thổ; ngăn chặn việc truyền bá vào Việt Nam những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghệ số, trình độ dân trí ngày càng cao, người dân có khả năng tiếp cận trực tiếp với mọi thông tin trên thế giới qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là mạng xã hội; do vậy TTĐN có nhiệm vụ rất quan trọng là phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhân dân về tình hình quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, TTĐN phải có định hướng kịp thời, chủ động và nhạy bén nhằm đấu tranh với những quan điểm sai lệnh về tình hình thế giới và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, tạo đồng thuận trong nhân dân đối với việc triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
3. Đối tượng của thông tin đối ngoại: Chính giới; Giới học giả; Giới kinh doanh; Giới báo chí; Các tổ chức quốc tế; Nhân dân thế giới; Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Người nước ngoài tại Việt Nam và Quần chúng nhân dân Việt Nam.
4. Phương thức thông tin đối ngoại: Phương thức truyền thống là các phương tiện truyền thông đại chúng như ấn phẩm, báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử…
Các phương tiện thông tin hiện đại là hình thức thông tin phát huy thế mạnh của truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội như facebook, blog, twitter, instagram...
Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, có nhiều phương thức để tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại, kết hợp với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, các sự kiện truyền thông, triển lãm tranh ảnh, tuần lễ văn hóa, ngày ẩm thực, liên hoan phim, các lễ hội để thông tin, quảng bá về Việt Nam ở nước ngoài.
5. Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại: Xét trên bình diện rộng, lực lượng làm TTĐN bao gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành, các địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng.
Phòng TT, TT, BC-XB
Các tin khác
- Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thời gian qua (04/11/2024)
- Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (07/10/2024)
- Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại năm 2024 (04/10/2024)
- Công tác thông tin đối ngoại ở địa phương (03/10/2024)
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại (03/10/2024)
- Thổ Châu - hòn đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc (22/06/2024)
- Nam Du – Vịnh Hạ Long trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc (22/06/2024)
- Hòn Đốc hoang sơ giữa biển trời Tây Nam (21/06/2024)
- Đoàn cán bộ tỉnh Long An kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quân, dân các đảo phía Tây Nam (20/06/2024)
- Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên đảo Thổ Châu, Thành phú Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (20/06/2024)
Trang đầu 1 2 3 Trang cuối
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021