Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thời gian qua
Việt Nam – Campuchia là hai quốc gia láng giềng có lịch sử quan hệ từ lâu đời, có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Campuchia. Trong đó, tỉnh Long An có chung đường biên giới với tỉnh Svay Riêng và một phần của tỉnh PrayVeng thuộc Vương quốc Campuchia, dài 132,92 km, đi qua 20 xã của 5 huyện, 01 thị xã biên giới Việt Nam và 17 xã biên giới Campuchia. Nhiều năm qua, việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững Việt Nam-Campuchia luôn là mục tiêu chiến lược và được hai nước coi trọng.
Ngày 20/7/1983, “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới” được Việt Nam và Campuchia ký kết và đi vào hiệu lực ngày 27/9/1983. Trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại Hiệp ước năm 1983, hai nước đã ký “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia” ngày 27/12/1985. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 22/2/1986. Theo đó, đường biên giới pháp lý trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia được thể hiện đầy đủ trên hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước năm 1985.
Từ năm 1986 đến 1988, hai bên đã tiến hành phân giới được khoảng 200km đường biên giới trên thực địa và cắm được 72 vị trí mốc. Từ năm 1999 đến 2005, tiến trình đàm phán về biên giới giữa hai nước được nối lại trong khuôn khổ Ủy ban liên hợp về biên giới Việt Nam-Campuchia.
Ngày 10/10/2005, hai bên ký “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 6/12/2005; điều chỉnh 6 khu vực và một số đoạn biên giới sông suối để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Hiệp ước bổ sung năm 2005, đường biên giới tỉnh Long An có 54 cột mốc/ 60 vị trí mốc (từ mốc 177 đến mốc 230), trong đó có 6 mốc đôi. Ngày 15/12/2009, BCH BĐBP tỉnh Long An đã bàn giao BCH BĐBP Tây Ninh đoạn biên giới từ mốc 180 đến 176 dài 4.750m nên hiện tại BĐBP Long An quản lý 51 vị trí mốc/57 mốc (từ mốc 180 đến mốc 230), trong đó có 6 mốc đôi. Hiện nay, đã cắm 38 vị trí mốc /42 mốc chính (184 và 193); còn lại 13 vị trị mốc/15 mốc, đã xác định được nhưng chưa thống nhất được trên thực địa (kể cả 2 mốc 184 và 193 ở Đức Huệ).
Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vẫn còn đang tiếp tục, hiện tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã giúp cho các ngành chức năng hai nước tiến hành quản lý biên giới thuận lợi, Nhân dân sống ở khu vực biên giới giữa hai nước dễ dàng nhận biết được đường biên giới, tránh được hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên mốc giới. An ninh biên giới được giữ vững, công tác phối hợp giữa các lực lượng như Công an, Quân sự, BĐBP, Hải quan giữa ta và bạn diễn ra tốt đẹp, an ninh trật tự trên tuyến biên giới được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Nhân dân hai bên biên giới. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác trong công tác phòng chống các loại tội phạm như buôn lậu, mua bán trái phép chất ma túy, vũ khí, buôn bán người, vượt biên trái phép. Các lực lượng đứng chân trên biên giới của hai bên duy trì tốt việc trao đổi, phối hợp tuần tra song phương, bảo vệ các mốc dấu, cột mốc đã và đang xây dựng; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các phần tử xấu; thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về biên giới cho Nhân dân địa phương. Ngoài ra, hai nước còn quan tâm đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới như: Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; tổ chức hội chợ biên giới, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, xúc tiến thương mại,...
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, vì lợi ích lâu dài của Nhân dân hai nước và các địa phương biên giới, công tác phân giới cắm mốc đã đang tiếp tục được thực hiện. Do đó, việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc xác định đường biên giới nhằm quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để sớm hoàn thành nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam- Campuchia.
Trung Hiếu
Các tin khác
- Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (07/10/2024)
- Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại năm 2024 (04/10/2024)
- Một số vấn đề cơ bản về công tác thông tin đối ngoại (03/10/2024)
- Công tác thông tin đối ngoại ở địa phương (03/10/2024)
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại (03/10/2024)
- Thổ Châu - hòn đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc (22/06/2024)
- Nam Du – Vịnh Hạ Long trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc (22/06/2024)
- Hòn Đốc hoang sơ giữa biển trời Tây Nam (21/06/2024)
- Đoàn cán bộ tỉnh Long An kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quân, dân các đảo phía Tây Nam (20/06/2024)
- Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên đảo Thổ Châu, Thành phú Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (20/06/2024)
Trang đầu 1 2 3 Trang cuối
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021