Tuyên truyền trong Nhân dân

Hội Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán người

17/07/2023 09:39:39AM
Màu chữ Cỡ chữ

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công an rất quan tâm tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người và triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2023 theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh triển khai đến Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, phòng và các đơn vị trực thuộc một số nội dung để triển khai thực hiện hiệu quả công tác này.

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ và nhân dân tham gia, hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2023 và tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; tuyên truyền các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định như: Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống Bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình; tuyên truyền về Hiệp định, Hiệp ước (đặc biệt là Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia bổ sung, ký ngày 10/10/2005) về biên giới Việt Nam - Campuchia; Luật biên giới, các phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người (phụ nữ, trẻ em) tại cộng đồng…

Thứ hai, Tăng cường công tác tuyền thông thông qua bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú như: trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), loa truyền thanh tại địa phương, bản tin của hội, các trang mạng xã hội do Hội quản lý (nhóm Zalogroup, facebook, fanpage…), đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các buổi sinh hoạt định kỳ các chi, tổ hội, nhóm, câu lạc bộ, tổ phụ nữ, ngày sinh hoạt pháp luật, nói chuyên chuyên đề… phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực và điều kiện, nhận thức của từng nhóm đối tượng hội viên, phụ nữ. Chú ý phối hợp tuyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, phụ nữ vùng biên, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ có nguy cơ cao trở thành nạn mua bán người… Đồng thời, nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tuyên truyền, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người. Bên cạnh đó, các cấp Hội thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin liên quan đến lao động di cư, xuất khẩu lao động, kết hôn có yếu tố nước ngoài, các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em, phụ nữ bị buôn bán… kịp thời báo cáo về Hội cấp trên, phối hợp với các ngành liên quan giải quyết góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ Long An tự tin, tự trọng, khát vọng vươn lên”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc và an ninh trật tự xóm, ấp khu vực biên giới”; cuộc vận động “Xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch-góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”. Phát huy hiệu quả các Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình sinh hoạt Văn hóa - Thể thao lành mạnh tại địa bàn dân cư, Tiếp tục phát huy công tác đoàn kết, tập hợp phụ nữ phù hợp từng đối tượng; phát huy nguồn vốn ủy thác, các tổ liên kết, giúp nhau phát triển kinh tế...

Thứ tư, Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, ngừa mua bán người có hiệu quả tại địa phương, đa dạng hóa nội dung, hình thức hoạt động của các mô hình. Xây dựng mới các mô hình truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, chú ý nhóm nguy cơ, thất nghiệp, trẻ em cơ nhỡ… Lồng ghép mô hình phòng ngừa mua bán người với các mô hình, câu lạc bộ khác của địa phương, đảm bảo phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Đồng thời, các địa phương vùng biên giới tích cực tham gia các hoạt động giao lưu với các đơn vị bạn có chung đường biên giới, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, có giải pháp hợp tác trong việc phòng, chống mua bán người qua biên giới.

Thứ năm, Các cấp Hội phối hợp làm tốt công tác cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người vi phạm pháp luật; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; tổ chức thăm hỏi, tư vấn (chú trọng hình thức tư vấn phòng, chống mua bán người với các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm và các chương trình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ tại địa phương nhất là phụ nữ có nguy cơ cao: thiếu việc làm, thiếu kiến thức pháp luật, nghèo khó, bị bạo lực...).

Song Phúc

Các tin khác

  • Khát vọng phát triển liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long (21/05/2024)
  • Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh (15/05/2024)
  • Đọc sách để mở rộng trí tuệ và thanh lọc tâm hồn (19/04/2024)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại (17/04/2024)
  • Công ty Điện lực Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn điện trong dân (13/03/2024)
  • CÁC HÌNH THỰC TIẾT KIỆM ĐIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (11/03/2024)
  • CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG (11/03/2024)
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (29/01/2024)
  • Tuyên truyền quy định pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng pháo trên địa bàn tỉnh (29/01/2024)
  • Thắp sáng đường tuần tra biên giới (23/01/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối