Dùng hàng Việt là yêu nước
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ NVNƯTDHVN) lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.
Các doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển và mở rộng thị trường nội địa, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng.
THAY ĐỔI TỪ NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG
Với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sở, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, CVĐ NVNƯTDHVN góp phần thay đổi từ nhận thức đến thói quen tiêu dùng của người dân. Người tiêu dùng nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi đối với hàng hóa sản xuất trong nước, từng bước điều chỉnh thói quen tiêu dùng, ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam. Đây là hành động thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bước đầu hình thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng. Các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng ưu tiên mua sắm tài sản công là sản phẩm thương hiệu Việt. Đó là nhận xét của Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ NVNƯTDHVN - Phạm Ngọc Tiệp.
Từ cuộc vận động này, có nhiều tổ chức, cá nhân hưởng ứng tích cực. Điển hình như các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, các lớp tập huấn khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi,... khuyến cáo nông dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp sản xuất trong nước thay thế các vật tư ngoại nhập; mua máy móc phục vụ nông nghiệp được sản xuất trong nước hoặc có tỷ lệ nội địa hóa cao theo chủ trương của Chính phủ, góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ở lĩnh vực tiêu dùng, đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, mua sắm hàng Việt cũng trở thành thói quen của người tiêu dùng. Giám đốc Co.opMart Bến Lức - Nguyễn Thị Hồng Chương chia sẻ: "Trước đây, người dân không mấy mặn mà với hàng Việt do nhiều doanh nghiệp chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Sau cuộc vận động, doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận và lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng. Đồng thời, từ sự định hướng của các cơ quan chức năng, nhận thức của người dân về hàng hóa Việt cũng được nâng nên. Vì vậy, tỷ lệ người Việt sử dụng hàng nội địa chiếm con số vượt trội. Hiện tại, trên 90% hàng hóa tại Co.opMart Bến Lức là hàng Việt. Mỗi ngày, doanh thu của Co.opMart Bến Lức bình quân khoảng 500 triệu đồng, doanh số hàng Việt bán ra chiếm trên 95%".
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, người tiêu dùng trong nước hướng tới ưu tiên mua sắm các mặt hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thay cho việc mua sắm hàng ngoại tồn tại lâu nay. Mới đây, một công ty nghiên cứu thị trường đưa ra thống kê, hiện nay, có 81% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao (trước đây chỉ khoảng 23%).
DOANH NGHIỆP GIỮ VAI TRÒ CỐT LÕI
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương - Nguyễn Xuân Hồng, để hàng Việt tiếp tục được người tiêu dùng ưu tiên, sử dụng, điều quan trọng nhất vẫn là nhận thức và hành động của chính các doanh nghiệp Việt. người tiêu dùng quan tâm đến nhãn hiệu hàng hóa (nguồn gốc, xuất xứ), chất lượng rồi đến giá cả. Nếu thỏa mãn được các điều kiện trên, sản phẩm của doanh nghiệp làm ra sẽ chiếm lĩnh được thị trường.
Hiện nay, Sở Công Thương có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá, tiếp cận với người tiêu dùng thông qua "Phiên chợ hàng Việt về nông thôn", hội chợ, triển lãm,... Qua đó, có nhiều doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh: Công ty TNHH Huy Long An (chuối Fohla), Nông trang Hải Âu (chanh không hạt), Cơ sở sản xuất Vườn Nhà Mình (sản phẩm trà chùm ngây), Công ty Cổ phẩn Thực phẩm An Long (nhãn hiệu dầu ăn Happi KoKi).
Ông Huỳnh Huy Hoàng - đại diện công ty Cổ phần Thực phẩm An Long, cho biết, sản phẩm của công ty có nhiều mẫu mã, nhưng nhãn hiệu hàng hóa là dầu ăn Happi KoKi chiếm số lượng lớn bởi phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Ông Hoàng chia sẻ, do công ty thành lập sau những nhãn hiệu dầu ăn khác trong nước, thời gian đầu rất khó tiếp cận thị trường. Nhưng phương châm hoạt động của công ty là chú trọng đến chất lượng, mẫu mã và giá thành cạnh tranh nên sau hơn 1 năm hoạt động, sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng nhiều. Đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, sản xuất, sản phẩm của công ty liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Năm 2017, Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh tổ chức 18 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn, trong đó, 2 phiên thuộc chương trình quốc gia; đến nay, tổ chức được 7 phiên. Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, phiên chợ Hàng Việt về nông thôn thời gian qua được người dân khá tín nhiệm nhưng đây chỉ là một trong những kênh thông tin tuyên truyền về CVĐ NVNƯTDHVN.
Cũng theo ông Hồng, hiện các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn vẫn còn những hạn chế nhất định, vì nơi tổ chức xa, khó khăn trong việc chuyên chở hàng hóa, điều kiện sinh hoạt cá nhân cho những người tham gia bán hàng. Mặt khác, hầu hết sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng chọn lựa hiện nay chiếm lĩnh thị trường thành thị lẫn nông thôn và có kênh phân phối khá hiện đại.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CVĐ, bên cạnh sự hưởng ứng tích cực của một số sở, ngành, vẫn còn một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo CVĐ. Từ đó, nhận thức "dùng hàng Việt là yêu nước" chưa thật sự trở thành nếp nghĩ của đông đảo hộ gia đình. Để CVĐ trở thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, Ban Chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ và giải pháp theo tinh thần Thông báo Kết luận 264-TB/TW của Bộ Chính trị, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng.
Các tin khác
- Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng Đoàn HĐND tỉnh với các đơn vị (16/08/2024)
- Đài Phát thanh vàn Truyền hình Long An ký kết thỏa thuận hợp tác với Học viện Chính trị khu vực II (17/06/2023)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (05/12/2022)
- Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (22/07/2022)
- Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 7/2022 (07/07/2022)
- Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2022 (23/06/2022)
- Hội nghị Báo cáo viên Trung ương khu vực phía Nam (15/06/2022)
- Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền miệng năm 2022 khu vực phía Nam (14/06/2022)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn, giao ban công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2022 (29/04/2022)
- Lễ công bố hệ thống hoá đơn điện tử toàn quốc (21/04/2022)
Trang đầu 1 2 3 Trang cuối
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021