Tin hoạt động

Thăm Di tích lịch sử nhà và lò gạch Võ Công Tồn

21/06/2024 04:52:19PM
Màu chữ Cỡ chữ

   Chiều ngày 21/6, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Đình Cán; TUV, Bí thư Huyện ủy Bến Lức Nguyễn Đăng Minh Xuân cùng đoàn cán bộ đến viếng và dâng hương tại Nhà và lò gạch Võ Công Tồn, ấp Lò Gạch, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Tại đây, Đoàn và thế hệ các cháu của nhà yêu nước cùng dâng hương tưởng nhớ nhà yêu nước Võ Công Tồn và những cống hiến, hy sinh to lớn vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tiếp đó, Đoàn đến thăm lò gạch, địa điểm đã từng in ra 40.000 truyền đơn phản đối toàn quyền Brevie và thanh tra lao động J.Godart sang Việt Nam. Những truyền đơn in từ lò gạch được rãi khắp nơi từ Sài Gòn Chợ Lớn đến Tân An và Mỹ Tho.

Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn là nơi Võ Công Tồn ở và sản xuất, kinh doanh gạch ngói tạo nguồn tài chính cung cấp cho Đảng. Cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong trào yêu nước trước năm 1945. Năm 1927, Nguyễn An Ninh là nhà cách mạng, nhà văn và nhà báo. Ông đã sáng lập tổ chức yêu nước “Thanh niên Cao vọng Đảng” nhưng năm 1923, Võ Công Tồn đã sát cánh cùng Nguyễn An Ninh trong công tác làm báo. Mở trường lớp để nâng cao dân trí, tuyên truyền, thức tỉnh tinh thần quốc gia dân tộc cho quần chúng nhân dân, các lớp học ngắn ngày thường xuyên được tổ chức tại khu lò gạch Võ Công Tồn do Nguyễn An Ninh trực tiếp giảng huấn, thu hút đông đảo công nhân lò gạch.

Vào năm 1935, Chi bộ Đảng của ấp Lò Gạch ra đời tại khu Lò gạch Võ Công Tồn. Mọi sinh hoạt, hội họp của Chi bộ đều diễn ra tại đây. Năm 1936,  Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thị Minh Khai mở lớp học 20 ngày để tuyên truyền vận động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin cho đông đảo công nhân lò gạch. Năm 1939 Võ Công Tồn bị địch đày ra Côn Đảo, sau đó đã hy sinh tại đây vào ngày 30/6/1942. Hiện bia và mộ nhân sĩ trí thức yêu nước Võ Công Tồn yên nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin ra quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2004.

Phòng LLCT, LSĐ

Các tin khác

  • Họp Hội đồng thông qua Ngân hàng tên đường tỉnh Long An (26/06/2024)
  • Thổ Châu - hòn đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc (22/06/2024)
  • Nam Du – Vịnh Hạ Long trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc (22/06/2024)
  • Hội thảo khoa học Cụm thi đua các trường Chính trị khu vực Đông Nam bộ (21/06/2024)
  • Hòn Đốc hoang sơ giữa biển trời Tây Nam (21/06/2024)
  • Phú Quốc “đảo ngọc” giữa vùng biển Tây Nam (21/06/2024)
  • Đoàn cán bộ tỉnh Long An kết thúc tốt đẹp chuyến thăm quân, dân các đảo phía Tây Nam (20/06/2024)
  • Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên đảo Thổ Châu, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (20/06/2024)
  • Hội nghị tuyển chọn nhiệm vụ khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên địa bàn tỉnh Long An”. (19/06/2024)
  • Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang (18/06/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối