Chủ điểm tuyên truyền

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư 04/2/2022: Thu hẹp khoảng cách chăm sóc

04/02/2022 04:24:30PM
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày Ung thư Thế giới, được Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (Union for International Cancer Control - UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) đề xuất năm 2008 và được tổ chức hàng năm vào ngày 4 tháng 2. Đây là một chiến dịch được xây dựng để tạo tiếng vang, truyền cảm hứng và đoàn kết hành động của cả thế giới để phòng chống căn bệnh ung thư.

Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế điều hành tổ chức Ngày Ung thư thế giới, với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia. Cho đến nay, trọng tâm của Ngày này là công tác phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư ở trẻ em.

Ung thư là căn bệnh xảy ra khi một nhóm tế bào bình thường trong cơ thể có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát tạo thành một khối u. Điều này đúng với tất cả các bệnh ung thư ngoại trừ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Nếu không được điều trị, các khối u có thể phát triển và lây lan vào mô bình thường xung quanh hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu và hệ thống bạch huyết. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và tuần hoàn hoặc giải phóng các hormone có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.

Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết vì ung thư. Ung thư được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Trong đó, 70% trường hợp tử vong do ung thư xảy ra ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình. Tuy nhiên, có ít nhất một phần ba các bệnh ung thư phổ biến có thể phòng ngừa được bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, béo phì, lười vận động, nhiễm trùng, rượu, ô nhiễm môi trường, chất gây ung thư nghề nghiệp và bức xạ. Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư như ung thư gan và ung thư cổ tử cung cũng có thể dự phòng có hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin chống lại vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút u nhú ở người (HPV). Ngoài ra, xét nghiệm tầm soát ung thư cũng là một biện pháp nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ung thư.

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 50 nước đứng đầu về tỷ lệ người chết vì ung thư và mắc bệnh ung thư được xếp vào top 1. Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư. Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ với tỷ lệ tử vong vì ung thư là 110/100.000 người, tương đương với các nước như: Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến là những ung thư phổ biến nhất (chiếm khoảng 65.8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59.4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Ung thư là một trong các bệnh lý không lây nhiễm, Việt Nam không tách riêng chương trình phòng chống ung thư như nhiều nước mà gộp chung thành chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm và đã được Chính phủ đưa vào Chương trình quốc gia y tế - dân số và Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm tiến tới mục tiêu kiểm soát tình trạng ung thư tại Việt Nam.

Hiện nay, gánh nặng ung thư tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, gây căng thẳng to lớn về thể chất, tình cảm và tài chính đối với các cá nhân, gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế. Phần lớn bệnh nhân ung thư không được tiếp cận với chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn cuối của bệnh, dẫn đến khả năng sống sót thấp hơn và khả năng mắc bệnh cao hơn và chi phí điều trị cao hơn. Trong khi phát hiện ung thư sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử vong một cách hiệu quả. 

Được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hàng năm và do Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế (UICC) lãnh đạo, Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư là một sáng kiến toàn cầu nhằm truyền cảm hứng về bệnh ung thư và hành động trong việc ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn. Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Ung thư năm nay (04/02/2022) đánh dấu năm đầu tiên của chiến dịch kéo dài ba năm với chủ đề: “Thu hẹp khoảng cách chăm sóc”. Nhằm nâng cao nhận thức về sự thiếu công bằng trong chăm sóc ung thư và giải thích những rào cản còn tồn tại đối với nhiều người trong việc tiếp cận các dịch vụ và nhận được sự chăm sóc mà họ cần. Qua đó kêu gọi hành động nâng cao nhận thức, thực hành phòng chống ung thư, hỗ trợ các đổi mới trong chẩn đoán và điều trị, đồng thời giải quyết sự bất bình đẳng và yếu kém trong hệ thống y tế do đại dịch COVID-19.

P.TTTT & LLCT (tổng hợp)

Các tin khác

  • Ngày 14/6 - ngày “Thế giới tôn vinh những người hiến máu” (13/06/2024)
  • Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) (12/06/2024)
  • “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” (05/06/2024)
  • Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2024) (05/06/2024)
  • Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 (05/06/2024)
  • Tháng Công nhân năm 2024: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết” (08/05/2024)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc (04/05/2024)
  • Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh – Một chiến công hào hùng, một kỳ tích lịch sử (26/04/2024)
  • Đọc sách để mở rộng trí tuệ và thanh lọc tâm hồn (19/04/2024)
  • Đồng chí Hoàng Đình Giong - Người cộng sản kiên trung (18/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối