Chủ điểm tuyên truyền

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương (28/3/1912 – 28/3/2022) Đồng chí Lê Văn Văn Lương- Người cộng sản mẫu mực

18/03/2022 09:47:24AM
Màu chữ Cỡ chữ

    Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, với gần 15 năm bị thực dân giam cầm, bị tra tấn dã man, tàn bạo, bị đầy đoạ khắc nghiệt trong xà lim, án chém, đồng chí Lê Văn Lương luôn giữ vững khí tiết người cộng sản, nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí đã để lại những tình cảm tốt đẹp đối với đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân.

Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho có truyền thống thi thư, khoa bảng rất yêu nước. Thân phụ của đồng chí là cụ Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài, làm huấn đạo, sinh được bảy người con, năm trai, hai gái. Cả năm anh em trai của đồng chí Lê Văn Lương đều là đảng viên cộng sản, cán bộ cách mạng.

Ảnh Tư liệu

Thuở nhỏ, Lê Văn Lương học ở trường làng, được cha dạy cả chữ nho và chữ quốc ngữ. Là người rất thông minh và hiếu học, năm 13 tuổi được gia đình gửi lên học ở Trường Bưởi - Hà Nội, tức là Trường Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An ngày nay, là bạn học cùng trường của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Năm 1927, đang học năm thứ ba ở Trường Bưởi khi mới 15 tuổi, được lớp cách mạng đàn anh là đồng chí Ngô Gia Tự giác ngộ, đồng chí Lê Văn Lương đã được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1929, đồng chí đã gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, sinh hoạt trong Chi bộ Xích tổ của Trường Bưởi. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 9 năm 1929, đồng chí Lê Văn Lương cùng nhà cách mạng đàn anh Ngô Gia Tự được Đông Dương Cộng sản Đảng phái vào Sài Gòn hoạt động, đồng chí được phân công làm phu khuân vác của hãng Faci. Tháng 01 năm 1930, thay mặt Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Ngô Gia Tự công nhận Lê Văn Lương là đảng viên chính thức của Đông Dương Cộng sản Đảng.

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngay sau đó Ban Chấp ủy lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam - Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Ngày 24 tháng 02 năm 1930, tại Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Nam Kỳ, thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Ngô Gia Tự chấp nhận Đôn Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Cũng chính dịp này đồng chí Lê Văn Lương trở thành đảng Viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sang, Phạm Ký hoạt động trong Chi bộ Faci. Chợ hăm 1930, đồng chí được phân công sang hoạt động ở hãng dậu Šocony - Nhà Bè để xây dựng cơ sở và lãnh đạo phong trào.

Ngày 23 tháng 3 năm 1931, đồng chí Lê Văn Lương lãnh đạo cuộc đấu tranh lớn của hơn 400 công nhân hãng dẫu này do một nữ công nhân bị đánh trọng thương. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt này, đồng chí và một số công nhân hăng hái bị địch bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn.

Ảnh Tư liệu

Tháng 5 năm 1933, đồng chí và nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương bị thực dân Pháp đem ra xét xử ở tòa đại hình Sài Gòn, kết án tử hình. Nhờ nỗ lực đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp và Ủy ban đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm ở Đông Dương, các đồng chí Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Quang Sang được kẻ địch giảm án xuống còn khổ sai chung thân và tháng 01 năm 1934 bị đày đi Côn Đảo. Ở nhà tù Côn Đảo, Banh I giam chính trị phạm án khổ sai chung thân. Đầu năm 1932, Banh I đã thành lập Chi bộ nhà tù do đồng chí Nguyễn Hới làm Bí thư, đồng chí Tôn Đức Thắng tham gia cấp ủy. Khi ra tới Côn Đảo, các đồng chí Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương được bổ sung vào cấp ủy do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư Chi bộ. Lúc này đoàn kết tù nhân đấu tranh để sống là yêu cầu cấp thiết, cho nên các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Diểu xác định nhiệm vụ của Chi bộ nhà tù: Lãnh đạo tương tế; Lãnh đạo học tập và tự học tập, đào tạo cán bộ cho Đảng; Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh, biên soạn và dịch thuật tài liệu gửi về đất liền cho tổ chức Đảng. Các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Phạm Hùng được cử vào Ban lãnh đạo nhà tù mà nhiệm vụ trung tâm là đấu tranh chống chế độ lao tù khổ sai, hà khắc.

Là người thông minh, có học, viết giỏi, Lê Văn Lương là cây bút chủ lực của Chi bộ viết bài cho báo Tiến Lên - tờ báo bí mật của Hội tù nhân Côn Đảo, viết bài cho tập sau nghiên cứu lý luận Ý kiến chung do chỉ bộ lãnh đạo.

Tháng 7 năm 1935, đồng chí Trần Văn Giàu bị địch đày ra Côn Đảo. Biết đồng chí Trần Văn Giàu từng học ở Đại học Phương Đông, tốt nghiệp hạng ưu, nổi tiếng là cây viết lý luận, đồng chí Lê Văn Lương bàn với đồng chí Phạm Hùng giao cho đồng chí Trần Văn Giàu mở lớp dạy lý luận trong tù, chương trình gồm chín bài cơ bản về chủ nghĩa Lênin mà Trần Văn Giàu đã học ở Đại học Phương Đông. Đồng chí Tôn Đức Thắng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh (Bí thư Chỉ bộ), Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ tham gia lớp học này.

Trong gần 12 năm bị giam cầm ở địa ngục trần gian Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương gắn bó với đồng chí Tôn Đức Thắng và đồng chí Phạm Hùng, bộ ba là trụ cột của tù chính trị ở Côn Đảo cho đến khi được giải thoát vào tháng 9 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Ủy ban Hành chính Nam Bộ cử một đoàn tàu ra đón tù nhân chính trị, tàu cập bến Côn Đảo ngày 17 tháng 9 năm 1945. Các đồng chí Lê Văn Lương, Phạm Hùng và Ban chỉ huy Đoàn phòng thủ Côn Đảo đi trên chiếc canô mang tên Giải phóng do chính đồng chí Tôn Đức Thắng cầm lái rời Côn Đảo - địa ngục trần giam để cập cảng Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng đúng vào ngày Nam Bộ kháng chiến 23 tháng 9 năm 1945, bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo rất kiên cường cho chiến trường Nam Bộ. Tháng 10 năm 1945, tại Hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ, nhiều đồng chí từ Côn Đảo trở về được bầu vào Xứ ủy thống nhất Nam Kỳ. Đồng chí Lê Văn Lương được Hội nghị bầu làm Xứ ủy viên dự khuyết.

Tháng 01 năm 1946, đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương gọi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo công tác báo chí, xuất bản, trực tiếp lãnh đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ quan Đảng, chính phủ rời Hà Nội lên Việt Bắc. Đầu năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, đồng chí được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương. Cuối năm 1947, do nhu cầu kiện toàn bộ máy của Trung ương, đồng chí Lê Văn Lương cùng ba đồng chí khác được bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương và chỉ định làm Chánh văn phòng Trung ương, làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương, giúp Tổng Bí thư Trường Chinh giải quyết công việc hằng ngày của Đảng.

Tháng 9 năm 1948, khi đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Thường vụ Trung ương được phái vào Nam Bộ công tác thì đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương chỉ định thay đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng ban Đảng vụ, giúp đồng chí Trường Chinh chuẩn bị Đại hội II của Đảng, chuẩn bị văn kiện, soạn thảo Điều lệ Đảng mới, lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương - nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập, thì đồng chí Lê Văn Lương là giám đốc đầu tiên và là người lãnh đạo nhiều năm của học viện này.

Tháng 02 năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phụ trách Văn phòng Trung ương. Giữa năm 1952, khi đồng chí Lê Duẩn ra Việt Bắc phụ trách công tác Thường trực Trung ương và Văn phòng Trung ương thì đồng chí Lê Văn Lương chuyên tâm về công tác tổ chức. Vào cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí được bầu làm Ủy viên chính thức Bộ Chính trị và năm 1954 đồng chí được cử làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ảnh Tư liệu

Tháng 9 năm 1956, tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị, đồng chí Lê Văn Lương đã nhìn thẳng vào sự thật, tổng hợp đây đủ những tổn thất trong cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức và đề xuất những biện pháp sửa sai. Về trách nhiệm cá nhân, đồng chí tự để xuất mức kỷ luật nghiêm khắc với tinh thần tự chỉ trích nghiêm túc. Hội nghị đã đồng ý để đồng chí Lê Văn Lương thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, chỉ còn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Thể theo nguyện vọng và đề xuất của đồng chí Lê Văn Lương, tháng 11 năm 1956, Bộ Chính trị chỉ định đồng chí về làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn sông Hồng. Chưa đây một năm sau, tháng 8 năm 1957, đồng chí được Bộ Chính trị rút về làm Phó ban Tổ chức Trung ương (1957 - 1959), lúc này do đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng ban. Đến đầu năm 1952, đồng chí được điều sang làm Chánh văn phòng Trung ương.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9 năm 1960, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, điều hành công việc hằng ngày của Ban Bí thư bên cạnh Bí thư thứ nhất Lê Duẩn.

Bước vào năm 1967, theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị cử đồng chí Lê Văn Lương theo tháp tùng Người sang Trung Quốc chữa bệnh dài ngày. Trong thời gian từ tháng 4 năm 1967 đến tháng 10 năm 1967, đồng chí Lê Văn Lương cùng bác sĩ Nhữ Thế Bảo và đồng chí Vũ Kỳ phối hợp với bác sĩ Trung Quốc chăm lo sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 01 năm 1973, đồng chí Lê Văn Lương được chỉ định làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương thay thế đồng chí Lê Đức Thọ.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV - Lê Văn Lương được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và cử về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội vào đầu năm 1977. Từ năm 1976 đến năm 1987, đồng chí là đại biểu Quốc hộ khóa VI và khóa VI.

 Từ ngày 25 tháng 5 năm 1977 đến ngày 23 tháng 10 năm 1986, đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Thành ủy Hà Nội qua ba khóa VII, VIII, IX của Đảng bộ Thủ đô. Tháng 3 năm 1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, trên cương vị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, đồng chí Lê Văn Lương thôi nhiệm, không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.

Với 84 tuổi đời, 65 năm tuổi Đảng, vào ngày 25 tháng 4 năm 1995, trái tim người cộng sản kiên trung, mẫu mực Nguyễn Công Miều - Lê Văn Lương đã ngừng đập. Đồng chí được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội.

Sau khi đồng chí qua đời, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã dành những lời đẹp đẽ, chân thành khi viết về người quá cố: “Anh Lê Văn Lương xứng đáng là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một tấm gương cộng sản mẫu mực, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.

Trung Ngô

Các tin khác

  • Ngày 14/6 - ngày “Thế giới tôn vinh những người hiến máu” (13/06/2024)
  • Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) (12/06/2024)
  • “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” (05/06/2024)
  • Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2024) (05/06/2024)
  • Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 (05/06/2024)
  • Tháng Công nhân năm 2024: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết” (08/05/2024)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc (04/05/2024)
  • Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh – Một chiến công hào hùng, một kỳ tích lịch sử (26/04/2024)
  • Đọc sách để mở rộng trí tuệ và thanh lọc tâm hồn (19/04/2024)
  • Đồng chí Hoàng Đình Giong - Người cộng sản kiên trung (18/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối