Chủ điểm tuyên truyền

Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024)

19/09/2024 01:54:52PM
Màu chữ Cỡ chữ

Cách đây 79 năm, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp với dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa, chúng đã nổ súng tân công các trụ sở của chính quyền cách mạng non trẻ của ta tại Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Chỉ 21 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhân dân Nam Bộ đã lại phải tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc vừa giành được, thực hiện lời thề “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Dã tâm đặt ách đô hộ nước ta lần nữa, ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng đánh chiếm sở cảnh sát, trụ sở uỷ ban nhân dân, nhà máy điện, kho bạc... Trước hành động ngang ngược của kẻ thù, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Nam bộ đã tiến hành họp khấn cấp để bàn việc thực hiện chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng. Hội nghị phân tích những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, thái độ đồng lõa của đế quốc Anh và quyết định thành lập uỷ ban kháng chiến Nam Bộ; đồng thời ra lệnh phát động toàn dân triệt để tổng đình công, bãi công, bãi chợ, không hợp tác với giặc Pháp; phát động cuộc chiến tranh du kích rộng khắp, bao vây địch trong thành phố, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên, tiến ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Ngày Nam Bộ kháng chiến.

Ngày 24/9/1945, Chính phủ ra lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của Nhân dân Nam bộ và coi công cuộc chuẩn bị trường kỳ kháng chiến, chi viện Nam Bộ là trọng tâm công tác của Chính phủ và của toàn dân. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào ủng hộ Nam bộ, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến diễn ra sôi nổi khắp nơi trên toàn quốc với nhiều hình thức phong phú. Hàng vạn thanh niên nô nức tòng quân, các đoàn quân Nam tiến được thành lập, gấp rút lên đường vào Nam chiến đấu chi viện cho Nam bộ. Toàn dân tộc sôi sục căm thù, tỏ rõ ý chí quyết tâm chống Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc.

Ngày 26/9/1945, qua Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đưa cuộc kháng chiến giữ nước đến thắng lợi cuối cùng.  Đáp lại lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của Nhân dân cả nước, Nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã gây chấn động cả nước. Ngay lập tức, nhiều tỉnh ở Nam Bộ đã nhanh chóng gửi lực lượng đoàn viên, thanh niên, tự vệ xung kích… về góp sức với Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn chống thực dân Pháp xâm lược. Từ gậy tầm vông, mã tấu cùng các loại vũ khí thô sơ, Nhân dân miền Nam đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của quân - dân miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu cao quý "Thành đồng Tổ quốc".

Cũng trong tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh mở cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội, gửi thư cho đồng bào vận động “Tuần lễ Vàng” quyên góp vàng để xây dựng đất nước, mua sắm vũ khí phục vụ kháng chiến… Đặc biệt, Người viết nhiều bài đăng báo Cứu Quốc đi sâu trình bày, phân tích về cách tổ chức Ủy ban nhân dân các cấp. Trong bài “Chính phủ là công bộc của dân”, Người nêu lên phương châm trên hết khi cán bộ thực thi công vụ “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”, bên cạnh đó nêu ra những tiêu chuẩn để chọn cán bộ đảm đương việc Nhà nước, như: Công tâm, trung thực, sốt sắng vì lợi ích Nhân dân, có năng lực làm việc, được Nhân dân tín nhiệm, không lợi dụng chức vụ để hà hiếp, sách nhiễu dân… Người cũng nghiêm khắc phê bình khuyết điểm của cán bộ tại một số địa phương làm cho dân phiền lòng, đó là các bệnh “chật hẹp và bao biện”, “lạm dụng hình phạt”, “kỷ luật không nghiêm” và “lên mặt làm quan cách mạng”…

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược của quân và dân ta trong những ngày đầu ở Nam bộ có ý nghĩa rất to lớn, đã ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, đánh một đòn mạnh mẽ đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ kìm giữ quân địch trong thành phố và các thị xã trong một thời gian dài, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc. Đồng thời, tỏ rõ tinh thần yêu nước quật cường và tinh thần chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào Nam bộ danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc”.

Từ gậy tầm vông, mã tấu cùng các loại vũ khí thô sơ, nhân dân miền Nam đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu cao quý "Thành đồng Tổ quốc". Trên suốt chặng đường dài lịch sử, nhân dân miền Nam giữ vững lời thề son sắt, đã hy sinh tất cả vì sự nghiệp đấu tranh cho Hòa bình - Độc lập -Thống nhất đất nước. Cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân miền Nam nói riêng cùng với nhân dân cả nước nói chung đã lập nên chiến công chói lọi. Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tinh thần chiến đấu quật cường, khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn thách thức của ngày Nam Bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng sáng tỏ thêm ý nghĩa lịch sử. Đó sẽ là động lực to lớn cổ vũ toàn dân tộc đồng tâm nhất trí, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tinh thần kháng chiến dũng cảm, xả thân của cán bộ, đảng viên và nhân dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, ngày 23/9/1945 luôn nhắc nhở lương tâm và trách nhiệm mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước, tinh thần chiến đấu quật cường, và truyền thống đoàn kết của Ngày Nam bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị. Nó là động lực cổ vũ toàn dân tộc đồng tâm nhất trí, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần kháng chiến dũng cảm, xả thân của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Ngọn lửa Ngày Nam bộ kháng chiến năm xưa sẽ vẫn tiếp tục được thắp lên trong công cuộc bảo vệ,  xây dựng đất nước, quê hương hôm nay vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trung Hiếu

Các tin khác

  • Long An “Trung dũng kiên cường, Toàn dân đánh giặc” (16/09/2024)
  • Kỷ niệm 69 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955-10/9/2024) (09/09/2024)
  • Xô viết Nghệ - Tĩnh vang mãi bản hùng ca cách mạng (05/09/2024)
  • Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chăm lo các đối tượng chính sách, Người có công và thương binh, liệt sỹ (30/08/2024)
  • Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 02/9 (30/08/2024)
  • 60 năm Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc trong chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc XHCN ( 02 và 05/8/1964 - 02 và 05/8/2024) (05/08/2024)
  • 94 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 – 01/8/2024) (31/07/2024)
  • “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người” (30/07/2024)
  • Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) (28/07/2024)
  • Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ: Tri ân những người có công với đất nước (27/07/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối