Chủ điểm tuyên truyền

Kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/1991-/01/10/2024)

01/10/2024 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện lão khoa Việt Nam.

Hội nghị đã thông qua chương trình hành động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu:

1. Sức khỏe và ăn uống.

2. Nhà ở và môi trường.

3. Gia đình.

4. Dịch vụ và bảo trợ xã hội.

5. Việc làm.

6. Nâng cao hiểu biết của người cao tuổi.

Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 01/10 hàng năm là Ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 01/10/1991.

Từ ngày 8 đến ngày 12/4/2002, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định triệu tập Hội nghị quốc tế lần thứ II về người cao tuổi tại Madrid (Tây Ban Nha) đã ra Tuyên bố chính trị Madrid cam kết cùng nhau thực hiện “Kế hoạch hoạt động quốc tế về người cao tuổi” gồm ba điểm :

1. Đánh giá cao về sự gia tăng tuổi thọ. Khẳng định kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức và nguồn lực Người cao tuổi là một tài sản vô giá cho sự phát triển của lứa tuổi đang trưởng thành.

2. Cam kết loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vói Người cao tuổi. Thừa nhận Người cao tuổi phải được hưởng một cuộc sống đầy đủ, có sức khỏe, được bảo đảm an toàn và được tham gia đầy đủ vao mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục v.v

3. Khẳng định thế giới hiện đại đã đạt được sự giàu có và năng lực công nghệ đang tạo ra các cơ hội phi thường để bảo đảm cho Người cao tuổi đạt được một tuổi già mạnh khỏe hơn.

Ở nước ta, ngay từ tháng 6/1941, trong hai bức thư “Kính cáo đồng bào” và “Gởi các vị phụ lão trong cả nước”, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ những quan điểm cơ bản của Đảng đối với Người cao tuổi, đánh giá cao vai trò, vị thế, kinh nghiệm và khả năng của Người cao tuổi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Hơn 73 năm qua, với một tầm nhìn chiến lược, tư tưởng nhân văn và tấm lòng sâu đậm về truyền thống “Kính lão đắc thọ” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách, tổ chức, giải pháp và phương hướng hoạt động đối với Người cao tuổi, kết tinh lại thành một hê thống hoàn chỉnh “Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Người cao tuổi và tổ chức Người cao tuổi”.

Ngày 24/9/1995, Chính phủ ký quyết định thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam. Từ đó đến nay Trung ương Hội Người cao tuổi đã tiến hành 3 lần đại hội: Lần 1 ngày 10/5/1995 nhiệm kỳ 1995-2000, lần 2 ngày 12/7/2001 nhiệm kỳ 2001-2005 và lần 3 ngày 30/12/2006 nhiệm kỳ 2007-2011. Hiện nay Trung ương hội đang chuẩn bị tổ chức đại hội lần thứ 4 sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2011.

Từ khi ra đời tới nay, Hội người cao tuổi luôn được Đảng và Nhà nước ra nhiều chỉ thị, nghị định, pháp lệnh… tạo điều kiện cho hoạt động, phát triển sâu rộng khắp các địa phương trong các tỉnh, thành phố. Văn bản pháp luật cao nhất dành cho hội và người cao tuổi là Luật người cao tuổi được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ban hành có hiệu lực từ tháng 7/2010 cùng với các nghị định hướng dẫn thi hành của Thủ tướng chính phủ và các bộ, ngành chức năng có liên quan sau đó, nhất là Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định Hội Người cao tuổi Việt Nam là “hội đặc thù” trong số 28 hội xã hội- quần chúng trong cả nước theo chỉ thị 42/CT-TW của Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể xã hội, hội quần chúng cách đây 13 năm.

Từ khi có hội, người cao tuổi sinh hoạt theo hai cấp hội trung ương và cơ sở (phường, xã), sau đó có thêm Ban Đại Diện tỉnh thành phố và quận huyện tạm thời là cấp trung gian giữa trung ương và cơ sở đã tạo nên một hệ thống hội hoạt động xuyên suốt và đều khắp theo bốn cấp như các hội, đoàn thể khác. Đó là niềm tự hào lẫn danh dự của người cao tuổi Việt Nam chiếm tỷ lệ 9-10%  trong dân số cả nước và hội viên đạt tỷ lệ trên 80% trên mọi địa bàn ở các cấp tỉnh thành phố, quận huyện, phường xã, ấp và khu phố.

Hàng năm, Hội Người cao tuổi các cấp tổ chức lễ mừng thọ các cụ cao tuổi nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi là một biểu hiện thiết thực của Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi cam kết thực hiện “Kế hoạch hành động quốc tế Madrid về Người cao tuổi” được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ và Hội Người cao tuổi thực hiện hàng năm với Chỉ thị 59 –TW ngày 27/9/1995, Pháp lệnh về Người cao tuổi năm 2001 và nay là Luật Người cao tuổi.

Ngày 25/4/2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định 544/QĐ-TTg năm 2015 lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam”, thành lập Ủy ban Quốc gia vì Người cao tuổi Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo Tháng hành động để tham mưu, phối hợp và triển khai các nội dung hoạt động luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, Hội Người cao tuổi các cấp là nòng cốt trong hoạt động, là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Người cao tuổi Việt Nam.

Năm 2024, Kỷ niệm lần thứ 33 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi, Liên hợp quốc đưa ra chủ đề: "Ageing With Dignity: The Importance Of Strengthening Care And Support Systems For Older Persons Worldwide" (tạm dịch: “Già đi với phẩm giá: Tầm quan trọng về tăng cường hệ thống chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi trên toàn thế giới”) với nhiều hoạt động quy tụ các chuyên gia để thảo luận về chính sách, luật pháp và thực tiễn nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc và hỗ trợ cho Người cao tuổi. Sự cấp thiết để mở rộng các cơ hội đào tạo và giáo dục về lão khoa, giải quyết tình trạng thiếu nhân lực về chăm sóc sức khỏe và ghi nhận sự đóng góp của họ cho Người cao tuổi.

 

Trung Hiếu

Các tin khác

  • Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến (02/10/2024)
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) (01/10/2024)
  • Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh (25/09/2024)
  • Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) (19/09/2024)
  • Long An “Trung dũng kiên cường, Toàn dân đánh giặc” (16/09/2024)
  • Kỷ niệm 69 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955-10/9/2024) (09/09/2024)
  • Xô viết Nghệ - Tĩnh vang mãi bản hùng ca cách mạng (05/09/2024)
  • Cao Bằng “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (04/09/2024)
  • Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (03/09/2024)
  • Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chăm lo các đối tượng chính sách, Người có công và thương binh, liệt sỹ (30/08/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối