Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ

Hướng dẫn tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước

20/10/2022 04:45:0PM
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 18/10/2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 58-HD/BTGTU về việc tuyên truyền an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Hướng dẫn xây dựng nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước; các mục tiêu, định hướng an ninh môi trường của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.  Thông qua tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện bảo đảm an ninh môi trường, bảo vệ môi trường sống của con người, chủ động ứng phó trước các mối đe dọa về an ninh môi trường, hướng tới phát triển bền vững đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nội dung tuyên truyền tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:

Một là, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá để bảo đảm an ninh môi trường (bảo đảm sự an toàn của con người, bảo đảm sự ổn định về chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội trước đe dọa của môi trường sinh thái). Làm rõ các quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về an ninh môi trường phát triển bền vững đất nước; Luật Bảo vệ môi trường 2020 (khoản 1, Điều 3), xác định lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Hai là, tuyên truyền những kết quả, thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước, nhất là thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo, thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường... Đồng thời, chỉ rõ những mối đe dọa về an ninh môi trường nổi cộm hiện nay, như: biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường biển, ô nhiễm môi trường khu vực trọng điểm, suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học,… ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây bất ổn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, tuyên truyền những khó khăn, thách thức về an ninh môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, như: mất cân bằng sinh thái, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, đô thị hóa; ô nhiễm nguồn nước các dòng sông chính, vùng trung và hạ lưu; ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5) ở các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị; suy giảm hệ sinh thái rừng ảnh hưởng nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông; biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Tập trung tuyên truyền về chính sách thuế bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, thị trường các - bon và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường; cổ vũ các mô hình đổi mới, sáng tạo, chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ 4.0 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh môi trường. Phát hiện, biểu dương những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong bảo đảm an ninh môi trường.

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền hợp tác quốc tế, huy động hiệu quả các nguồn lực bảo vệ môi trường (khoa học – công nghệ, kinh phí, kinh nghiệm quản lý,…), góp phần bảo đảm an ninh môi trường, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, khu vực.

Năm là tăng cường tuyên truyền thông tin tích cực, có định hướng; đấu tranh, phản bác lại những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng những hạn chế, bất cập về an ninh môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung để kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẻ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; tiến hành thường xuyên, cập nhật nội dung, lồng ghép với tuyên truyền các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; hành động cụ thể, thiết thực bảo đảm an ninh môi trường; hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, khu vực.

Xem chi tiết nội dung tệp đính kèm.

 P.TTTT-LLCT

Các tin khác

  • Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở (20/05/2024)
  • Sử dụng cờ Đảng và hình ảnh cờ Đảng Cộng sản Việt Nam (27/02/2024)
  • Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII (05/02/2024)
  • Công tác thông tin đối ngoại góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh (02/02/2024)
  • Nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên truyền năm 2024 (01/02/2024)
  • Nhiệm vụ trọng tâm công tác lý luận chính trị năm 2024 (01/02/2024)
  • Nhiệm vụ công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2024 (14/01/2024)
  • Định hướng công tác tuyên truyền miệng tháng 01/2024 (11/01/2024)
  • Định hướng công tác tuyên truyền miệng tháng 12/2023 (08/12/2023)
  • Định hướng công tác tuyên truyền miệng tháng 11/2023 (01/11/2023)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối