Những mẫu chuyện về Bác

Chú trả lời cho rõ hơn

20/05/2021 01:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Sau khi thăm xong khu nhà ở, chúng tôi đưa Bác tới hội trường đồng thời cũng là câu lạc bộ của đơn vị. Thấy nền gạch trong hội trường được anh em lau rất sạch, Bác cởi dép để ngoài thềm, đi chân không vào hội trường. Chúng tôi cũng làm theo Người. Thấy vậy, Bác bảo:


- Nên để cái gì lau chân, vừa sạch nhà, vừa đẹp mắt.
Bước vào trong hội trường Bác đưa mắt nhìn chung quanh một lượt, để xem cách bố trí hội trường và phòng đọc sách. Sau đó Người lần lượt xem các bức vẽ và bích báo của các chiến sĩ, Bác chú ý những bài nói về kinh nghiệm học tập quân sự, chính trị, văn hoá, thành tích tăng gia.. Bác khen:
- Các bức vẽ và bích báo đều tốt, nhưng thiếu mục phê bình!
Tới giữa hội trường, Bác nhìn lên khẩu hiệu dưới ảnh Người và bảo:
- Chữ viết đẹp. Nhưng là những chữ gì? - Nói xong, Bác liền đọc: “Hồ Chủ tịch muốn nằm”.
Phê bình mà chúng tôi cũng không sao nhìn được cười. Bác cũng cười. Đuôi mắt Người nheo hẳn lại, chòm râu rung rung.
- Thưa Bác, chúng cháu viết khẩu hiệu Hồ Chủ tịch muôn năm'' đấy ạ! Sợ vì đánh dấu sẽ giảm mất mỹ thuật nên viết như thế ạ - Đó à lời đồng chí Minh, người chiến sĩ vừa tòng quân năm 1961. Lần đầu gặp Bác, thấy Bác đọc khẩu hiệu như thế, Minh tưởng Bác đọc thật, vội trình bày lại.
Bác nhìn Minh, âu yếm hỏi:
- Chú bao nhiêu tuổi?
- Thưa Bác, cháu 18 ạ!
- Chú ở nhà làm gì? Gia đình hiện nay như thế nào?
- Dạ, cháu ở nhà đi học và giúp bố mẹ cháu làm trong hợp tác xã ạ! Bố cháu trước là cố nông, sau Cách mạng Tháng Tám đi bộ đội, mới phục viên năm 1959 ạ!
- Chú học lớp mấy?
- Dạ, cháu học lớp 9…
Bác chỉ vào bản đồ Việt Nam treo trên tường và bảo Minh:
- Cháu chỉ cho Bác xem âm mưu Mỹ - Diệm dung chất độc hoá học ở miền Nam Việt Nam như thế nào, tác hại ra sao?
Minh trả lời xong, Bác gật đầu tỏ vẻ bằng long:
- Chú hiểu đúng! Nên làm cho anh em khác cũng hiểu như mình.
Nhắc Minh xong, Bác quay lại hỏi tôi:
- Lúc ở nhà chú làm gì?
- Ngày bé cháu đi ở cho địa chủ, lớn lên được người anh xin cho vào học việc ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Kháng chiến cháu tham gia đội nghĩa quân Hồng Hà, rồi sau chuyển sang sư đoàn Quân tiên phong ạ!
Bác quay lại hỏi Minh:
- Chú nghĩ như thế nào khi thấy mình học hết lớp 9 và trung đoàn trưởng của chú trước làm công nhân?
Minh suy nghĩ có vẻ khó khăn, đôi lông mày thanh thanh nhíu lại. Má lại đỏ bừng lên. Cuối cùng Minh trả lời gượng.
- Thưa Bác, đó là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại ạ!
- Có tiếng xì xào. Bác ra hiệu giữ trật tự rồi chỉ thượng sĩ Bình, người chiến sĩ tình nguyện:
- Chú trả lời cho rõ hơn!
Rập chân đứng nghiêm lại, vẻ tự tin, Bình thưa:
- Đó là bản chất của chế độ ta, mặt khác cũng nói rõ quân đội ta là của quần chúng nhân dân lao động, công nông là chủ lực của cách mạng.
- Chú học lớp mấy? Bác hỏi tiếp đồng chí Bình.
- Dạ cháu học lớp 5 ạ! - Bình hơi thẹn, thanh minh thêm: Cháu vào bộ đội mới được học ạ!
Bác dặn:
- Hai chí cần học tập lẫn nhau, giúp nhau để cùng tiến bộ. 
68. Câu chuyện tâm đắc của hai cụ đồ nho ở huyện Nam Đàn
Cụ Giáp cầm bát nước chè xanh lên môi rồi đặt xuống, gật gù bảo bạn:
- Bác ạ! Câu sấm ngày xưa ý chừng đã hiệu nghiệm rồi đấy. Càng nghiệm thì càng vinh cho huyện Nam Đàn ta.
- Bác bảo câu sấm nào?
Chứ bác không nhớ câu:
Đàn Sơn phân giải,
Bò Đái nhớ thánh
Nam Đàn sinh thánh .. à?
Bây giờ rú Đụn ta cũng chỉ giới rồi, mà khe Bò Đái thì không chảy nữa. Đất ta có thánh là phải.
Cụ Ất gật đầu:
- Phải đấy, nhưng theo bác thánh Nam Đàn là ai?
Bác còn phải hỏi làm gì. Chính Cụ Hồ Chí Minh chứ ai?
Cụ Giáp trầm ngâm:
- Nói Cụ Hồ thì đúng. Nhưng tôi nghe câu sấm truyền đã lâu. Mà câu chuyện rú Đụn và khe Bò Đái cũng đã xảy ra từ đạo đầu thế kỷ này cơ. Cho nên có người nói thánh Nam Đàn là cụ Phan Bội Châu kia.
Cụ Ất cười:
- Tôi cũng đã nghe giải thích như thế rồi. Mà cụ Phan Bội Châu quê ta cũng là một lãnh tụ xuất sắc, là người được quốc dân ngưỡng mộ một thời. Xem cụ là thánh như Cụ Hồ cũng xứng đáng thôi! Có điều, tôi tin câu sấm truyền nói về Cụ Hồ hơn vì tôi được một câu thần mộng, bác ạ!
Cụ Giáp trố mắt nhìn bạn một phút rồi hỏi dồn:
- Thế à? Chuyện thần mộng nào lại liên quan đến vị thánh Nam Đàn? Bác kể lại cho tôi nghe chuyện đi! Thú vị đấy.
- Thế này bác ạ. Chính tôi cũng có một hôm bỗng nhiên cứ suy nghĩ về câu sấm nói đến thánh nhân xuất hiện ở Nam Đàn ta. Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại không biết câu sấm chỉ vào Cụ Hồ hay cụ Phan là đúng. Thế rồi ngay giữa trưa hôm ấy, nằm thiu thiu ở chính giữa phản này, tôi bỗng thấy có một vị thần đập vào vai tôi. Tôi nghe rõ ràng và nhớ như in lời người phán bảo: ''Có gì mà suy nghĩ nhiều. Hãy nhớ lấy câu này suy ra thì biết''. Thế rồi vị thần đó đọc cho tôi hai câu lục bát:
Trăng xưa dọi tỏ lòng người
Treo gương nhớ nguyệt cho đời soi chung.
Đọc xong là ngài biến mất! Tôi giật mình tỉnh dậy, cứ đi quanh, đi quẩn lại lẩm nhẩm đọc câu thơ, lâu rồi cũng vỡ nghĩa ra. Bác thử đoán xem có đúng không?
Cụ Giáp đọc lại câu thơ nôm. Tiện tay cụ vóc lấy giấy bút để trên án thư viết “đằng tả” hẳn hoi, rồi bóp trán suy nghĩ. Bỗng cụ vỗ đùi đánh đét rồi reo lên:
- Thôi phải rồi! Thật quý báu! Bác được câu thần mộng quý giá vô cùng. Câu chiết tự bác ạ! Phải! Phải! Chiết tự!
Cụ Ất nheo mắt mỉm cười:
Bác quả là tinh thông. Tôi cũng như bác cho đây là câu chiết tự. Thần nhân đã dạy quả không sai.
Chàng con trai cụ Giáp ở dưới nhà mang tiếp ấm nước sôi lên. Anh thấy hai cụ có phần đắc ý thì cũng vui lây, mạnh dạn đến gần:
- Hai ông có điều gì thích thú vậy, có cho con nghe được không ?
Cụ Ất gọi anh lại, chỉ vào trang giấy:
- Đây này, hai câu lục bát nguyên là câu thần mộng ban cho tôi. Chúng tôi đều nhất trí câu người phán cho người trần mắt thịt biết Cụ Hồ là bậc thánh nhân rạng rỡ muôn đời. Anh có hiểu không?
Anh con trai nhìn vào mảnh giấy. Vì là con cụ đồ nên anh cũng lõm bõm được vài từ chữ Hán, chữ Nôm. Nhưng anh lắc đầu:
- Thưa bác, cháu chẳng thấy câu nào nói đến Cụ Hồ cả.
Cụ Ất cười:
- Các anh không được học chữ Hán thì thấy ấm sao được. Lại đây tôi giảng rõ cho nghe.
Cụ chỉ vào từng chữ, ôn tồn phân tích:
- Đây nhé: Câu này có hai chữ “trăng xưa”, dịch ra chữ Nho là “cổ nguyệt”, hai chữ cổ nguyệt ghép với nhau thành chữ “Hồ”. Lại có hai chữ “lòng người” dịch ra chữ Nho là “sĩ tâm”, mà chữ ''sĩ'' ghép với chữ “tâm” thành ra chứ “Chí”. Còn đây, rõ hơn nữa: hai chữ “nhật nguyệt” ghép với nhau thành chữ “Minh”.
Vậy rõ ràng câu thơ có ba chữ Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh ''treo gương sáng cho đời soi chung''. Thế là bậc Thánh. Thánh của nước ta và của cả loài người, cả các thế hệ nữa. Đời soi chung kia mà! Anh hiểu chưa? 
 

Trần Đoàn (ST)

Các tin khác

  • Học tập và làm theo phong cách làm việc của Bác Hồ (21/09/2022)
  • Gương mẫu tôn trọng luật lệ (02/06/2021)
  • Chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi (02/06/2021)
  • Quả táo của Bác Hồ cho em bé (02/06/2021)
  • Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ Mẹ (02/06/2021)
  • Làm sao lo cho các cháu ăn no, có quần áo mặc (02/06/2021)
  • Bác Hồ tăng gia rau cải (20/05/2021)
  • Việc chi tiêu của Bác Hồ (20/05/2021)
  • Bác Hồ là thế đấy (20/05/2021)
  • Sự ra đời của một bài thơ (20/05/2021)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối