Hoạt động nghiệp vụ

Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng

10/03/2023 09:13:52AM
Màu chữ Cỡ chữ

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang ngườido vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước,… Dấu hiệu bệnh đặc trưng là sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh có xu hướng tăng cao vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Theo thông tin giám sát bệnh truyền nhiễm 20 tỉnh thành khu vực phía Nam của Viện Pastuer Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tuần thứ 05/2023 đã ghi nhận 1.198 ca bệnh tay chân miệng, cao gấp 7,2 lần so với cùng kỳ năm 2022 và đang có xu hướng gia tăng. Tính đến ngày 03/3/2023 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 68 ca mắc bệnh tay chân miệng (tăng gấp 13,6 lần so với cùng kỳ).

Trước tình hình trên, nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng, quyết tâm khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong; ngày 08/3/2023 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 1704  /UBND-VHXH chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Theo đó, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các S, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 145/UBND-VHXH ngày 06/01/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân. Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh tay chân miệng tại các địa phương, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; chủ động về vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất cho công tác điều trị người bệnh và xử lý ổ dịch. Tập trung triển khai các biện pháp cấp bách nhằm hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong do mắc bệnh tay chân miệng. Củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, nhắc nhở đội ngũ bác sĩ, y sĩ tăng cường thăm khám, theo dõi sát tình hình, diễn biến của bệnh nhân; lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Thực hiện tốt việc phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh và đảm bảo chuyển tuyến đúng chỉ định. Thành lập các đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; chỉ đạo tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các cụm dân cư, hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo. Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh vận động thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ, đặc biệt chú trọng trẻ trong nhóm tuổi mầm non, tiểu học. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, lắp đặt các pano, áp phích tuyên truyền tại các tuyến giao thông chính, nơi tập trung đông dân cư, các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng bệnh tay chân miệng cho cộng đồng, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. S Giáo dục và Ðào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt tại các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mẫu giáo; đảm bảo các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, có vị trí thuận tiện để thuận lợi cho việc chăm sóc trẻ và trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt lớp học và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; hướng dẫn các em học sinh tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt tại các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ dưới 5 tuổi; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc quản lý sức khỏe học sinh, thông báo ngay cho các đơn vị y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời. S Tài chính cấp kinh phí kịp thời để thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định.

Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An tăng cường thời lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền các thông điệp về phòng, chống bệnh tay chân miệng vào giờ cao điểm và liên tục trong ngày để người dân hiểu và chủ động phòng tránh dịch bệnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống bệnh tay chân miệng tại địa phương, chú trọng công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh trực tiếp tại các trường học, các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao, nơi trước đây đã có bệnh xảy ra, kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay, không để lây lan. Chỉ đạo rà soát, quản lý chặt chẽ các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mẫu giáo trong và ngoài công lập trên địa bàn để có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh theo quy định. 

Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các Đoàn thể tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh phối hợp với ngành Y tế vận động thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại cộng đồng.

An Châu

Các tin khác

  • Kết quả 03 năm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nghiên cứu, học tập, quán triệt Kết luận số 01-KL/TW (04/06/2024)
  • Kết quả tình hình hoạt động của Trung tâm Chính trị cấp huyện (04/06/2024)
  • Kế hoạch tổ chức thẩm định Kỷ yếu “Long An nhân kiệt” Tập 1 (04/06/2024)
  • Hội nghị tuyển chọn nhiệm vụ khoa học “Biên soạn Quyển Địa chí Long An theo quy chuẩn địa chí quốc gia Việt Nam” (25/05/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tổng kết 10 năm kết luận 94- KL/TW (20/05/2024)
  • Kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW trên địa bàn tỉnh Long An (16/05/2024)
  • Công tác giáo dục lý luận chính trị quý I và phương hướng hoạt động quý II năm 2024 (16/05/2024)
  • Huyện Cần Đước họp bàn biên soạn tập sách ảnh Đình Vạn Phước (10/05/2024)
  • Long An ban hành Chỉ thị thực hiện Kết luận số 70-KL/TW về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới (10/05/2024)
  • Những hoạt động nổi bật của lĩnh vực khoa giáo trong quý I năm 2024 (26/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối