Hoạt động nghiệp vụ

Long An triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2023

02/03/2023 03:41:0PM
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 23/02/2023, Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm (ATTP) ban hành Kế hoạch 455/KH-BCĐ triển khai công tác đảm bảo ATTP năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Công tác truyền thông đã tuyên truyền các nội dung thông điệp đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP. Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã kiểm tra trong đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu, xử lý 09 cơ sở vi phạm với số tiền 38.050.000 đồng. Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm lý hoá và vi sinh. Qua công tác này, nội dung vi phạm chủ yếu là buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm mà có ít nhát một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn,quy định của pháp luật tương ứng; nơi chế biến kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn.

Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm đã xác định các nội dung trọng tâm, triển khai đồng bộ, hiệu quả nhằm đảm bảo công tác ATTP trên địa bàn. Về công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai đến các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hoàn thiện phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp các ngành trong công tác quản lý nhà nước về ATTP từ tỉnh đến cơ sở. Hoàn thiện và triển khai các Chương trình, Đề án, Dự án, mô hình về ATTP được phê duyệt. Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP; củng cố mạng lưới quản lý ATTP các cấp, đặc biệt là trong các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Đảm bảo chế độ hội họp, báo cáo đột xuất và định kỳ theo quy định.

Về công tác quản lý bảo đảm ATTP, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng trong công tác quản lý ATTP, đề cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của người đứng đầu các cấp, các ngành. Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Nâng cao hiệu quả việc cấp các loại Giấy chứng nhận về ATTP. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP các tuyến.

Về công tác truyền thông, đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền: Xây dựng giải pháp truyền thông chủ động, chương trình nhận biết thực phẩm an toàn, tọa đàm trực tuyến trên truyền hình, báo in của tỉnh; sử dụng nhiều hình thức truyền thông có hiệu quả. Tiếp tục phổ biến pháp luật về ATTP đến các đối tượng; tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, phổ biến các kiến thức về ATTP, hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn, ký cam kết ATTP. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức về ATTP tới các nhóm đối tượng: người quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. Phát triển hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP và xử lý kịp thời thông tin phản ánh về ATTP qua đường dây nóng, đơn thư, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATTP theo quy định; tích cực phối hợp kiểm tra liên ngành tránh phiền hà cho doanh nghiệp. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh và việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP của cơ quan chức năng các tuyến.

Về công tác giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm, chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông thường xuyên và định kỳ theo quy định. Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho cộng đồng đối với các mẫu giám sát không đạt yêu cầu ATTP. Tăng cường công tác phối hợp với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực và trên địa bàn cả nước nhằm quản lý ATTP và truy xuất nguồn gốc thực phẩm đạt hiệu quả. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý ATTP. Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu quyền và lợi ích của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP, biết cách chọn mua, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Đội điều tra ngộ độc thực phẩm các tuyến để kịp thời xử lý các tình huống khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; duy trì thường xuyên các kíp trực, các đội điều tra, xử lý ngộ độc, sẵn sàng phương tiện, con người để tiếp nhận và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về ATTP.

Về công tác xây dựng các mô hình điểm, phát triển các vùng sản xuất an toàn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ an toàn, tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình điểm kiểm soát điều kiện ATTP kinh doanh thức ăn đường phố tại xã, phường, thị trấn trọng điểm trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố. Tiếp tục triển khai, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết chuỗi giá trị, gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) và hệ thống quản lý ATTP tiên tiến ISO 22000, HACCP…). Xây dựng, nhân rộng, phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Duy trì mô hình chợ bảo đảm ATTP. Thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để tiêu thụ thực phẩm an toàn; tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn. Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực về ATTP trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP các tuyến.

Về thực hiện các thủ tục hành chính và cải cách hành chính về ATTP, thực hiện kỷ cương hành chính, không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức cá nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP, nghiêm túc rà soát, tuân thủ phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATTP theo thẩm quyền, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, tích hợp số liệu, cập nhật dữ liệu về ATTP; nâng cao hiệu quả việc cấp các loại Giấy chứng nhận về ATTP.

Các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung đảm  bảo công tác ATTP trên địa bàn tỉnh.

An Châu

Các tin khác

  • Kết quả 03 năm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nghiên cứu, học tập, quán triệt Kết luận số 01-KL/TW (04/06/2024)
  • Kết quả tình hình hoạt động của Trung tâm Chính trị cấp huyện (04/06/2024)
  • Kế hoạch tổ chức thẩm định Kỷ yếu “Long An nhân kiệt” Tập 1 (04/06/2024)
  • Hội nghị tuyển chọn nhiệm vụ khoa học “Biên soạn Quyển Địa chí Long An theo quy chuẩn địa chí quốc gia Việt Nam” (25/05/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tổng kết 10 năm kết luận 94- KL/TW (20/05/2024)
  • Kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW trên địa bàn tỉnh Long An (16/05/2024)
  • Công tác giáo dục lý luận chính trị quý I và phương hướng hoạt động quý II năm 2024 (16/05/2024)
  • Huyện Cần Đước họp bàn biên soạn tập sách ảnh Đình Vạn Phước (10/05/2024)
  • Long An ban hành Chỉ thị thực hiện Kết luận số 70-KL/TW về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới (10/05/2024)
  • Những hoạt động nổi bật của lĩnh vực khoa giáo trong quý I năm 2024 (26/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối