Hoạt động nghiệp vụ

Long An tiếp tục phát triển nền Y học cổ truyền và Hội Đông y các cấp

09/11/2024 03:46:42PM
Màu chữ Cỡ chữ

    Thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư (khóa XIII), ngày 28/10/2024 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 80-CT/TU về “Phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới”.

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư (khóa X), nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và Nhân dân về vị trí, vai trò của nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam được nâng cao. Các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho nền y học cổ truyền và sự phát triển Hội Đông y các cấp trong tỉnh. Tổ chức Hội Đông y các cấp thường xuyên được củng cố và phát triển, đã tập hợp nhiều lương y có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia vào hoạt động của hội. Đội ngũ cán bộ, thầy thuốc tích cực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ, có y đức và tận tâm với nghề. Công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, việc nuôi trồng, sử dụng dược liệu và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học cổ truyền ngày càng được chú trọng; từ đó có sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các bài thuốc quý, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được triển khai thực hiện tốt đã làm thay đổi nhận thức của người dân về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng y học cổ truyền; từ đó, việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được mở rộng và phát triển hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trên lĩnh vực y học cổ truyền và hoạt động Hội Đông y của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Nguồn nhân lực tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến cơ sở còn thiếu về số lượng và chất lượng, cán bộ phụ trách lĩnh vực y, dược cổ truyền tại tuyến xã kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, chưa được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên, kịp thời. Việc kết hợp giữa đông y và tây y đạt hiệu quả chưa cao, công tác hiện đại hóa y học cổ truyền còn chậm; công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có lúc, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu bệnh nhân. Các cơ chế, chính sách đãi ngộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đội ngũ kế thừa về công tác y học cổ truyền còn hạn chế; việc thành lập hội đông y cấp cơ sở còn gặp nhiều khó khăn.

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời nhằm tiếp tục phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Đông y trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tại Chỉ thị số 80-CT/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư (khóa X), Kết luận số 86-KL/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư (khóa XIII) về “Phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới”, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh gắn với các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác bo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và xác định trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về lĩnh vực y học cổ truyền và Hội Đông y trong giai đoạn mới, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Hai là, rà soát, b sung, ban hành cơ chế chính sách có liên quan, tiếp tục cụ thể hoá chính sách về lĩnh vực y học cổ truyền. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực ngành y tế trong đó có lương y, lương dược nhằm bố trí đủ nhân lực từ cấp tỉnh đến cơ sở và xây dựng, củng cố đội ngũ kế thừa. Đổi mới hệ thống quản lý, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của y học cổ truyền gắn với du lịch chăm sóc sức khoẻ. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; tăng cường kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc y học cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Ba là, quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (huyện Mộc Hóa) và địa bàn các huyện, xã có đủ điều kiện trên toàn tỉnh. Quan tâm công tác xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an ninh, an toàn dược liệu, phát triển, bảo tồn dược liệu, nhất là các dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan tâm công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc y học cổ truyền. Đẩy mạnh công tác quản lý dược liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền của tỉnh. Tăng cường các hoạt động liên kết, giao lưu với các địa phương và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của nền y học cổ truyền tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở sản xuất thuốc, phát triển nuôi trồng dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên một cách hợp lý nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Năm là, quan tâm kiện toàn, phát triển tổ chức Hội Đông y các cấp thật sự là lực lượng nòng cốt, vững mạnh, tập hợp trí tuệ và tâm huyết về công tác y học cổ truyền, nhất là việc thành lập hội cấp cơ sở. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để các cấp hội hoạt động thuận lợi; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, thu hút nguồn nhân lực lĩnh vực y học cổ truyền.

Sáu là, đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển nền y học cổ truyền và Hội Đông y các cấp, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thng và bản sắc văn hoá Việt Nam. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Đông y và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam, những bài thuốc hay, phương pháp chữa trị hiệu quả để Nhân dân biết, sử dụng. Quan tâm việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình trong phát triển nền y học cổ truyền và Hội Đông y. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Ngưi Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề nghị các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, cụ thể hóa thực hiện Kết luận số 86-KL/TW và Chỉ thị này phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị gn với chức năng, nhiệm vụ được giao; thường xuyên chỉ đạo, kim tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh rà soát, ban hành cơ chế, chính sách, tăng cường giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về lĩnh vực y học cổ truyền và Hội Đông y trên địa bàn tỉnh. Ban cán sự đảng y ban nhân dân tỉnh lãnh đạo y ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị này; trong đó, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để các cấp hội hoạt động thuận lợi, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lĩnh vực y học cổ truyền của tỉnh. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt Chỉ thị này; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực y học cổ truyền. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong Đảng bộ, đồng thuận trong Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới; chủ trì, phối hợp Ban cán sự đảng y ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kết luận 86-KL/TW và Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

An Châu

Các tin khác

  • Kết quả công tác khoa giáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An (09/11/2024)
  • Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chương trình thực hiện Kết luận số 91-KL/TW về giáo dục và đào tạo (09/11/2024)
  • Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực khoa giáo quý III năm 2024 (12/10/2024)
  • Kết quả hoạt động công tác khoa giáo quý III năm 2024 (12/10/2024)
  • Long An ban hành Chương trình về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (12/10/2024)
  • Kết quả bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An (12/10/2024)
  • Hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (29/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ khảo sát việc triển khai công tác bồi dưỡng chính trị hè tại Kiến Tường, Vĩnh Hưng (29/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ khảo sát việc triển khai công tác bồi dưỡng chính trị hè tại huyện Tân Trụ (20/08/2024)
  • Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Long An (20/08/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối