Hoạt động nghiệp vụ

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chương trình thực hiện Kết luận số 91-KL/TW về giáo dục và đào tạo

09/11/2024 03:41:5PM
Màu chữ Cỡ chữ

   Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An ban hành Chương trình số 60-CTr/TU về thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi tích cực, nền giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được duy trì, củng cố và ngày càng được nâng lên theo tinh thần đổi mới. Khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa nông thôn và thành thị được thu hẹp. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong quản lý và dạy học. Toàn tỉnh hiện có 590 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, trong đó trường chuẩn quốc gia đạt 73,14%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2. Quy mô, mạng lưới trường lớp được quan tâm củng cố, đầu tư, nâng cấp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được mở rộng; phương pháp, chương trình, giáo trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, thực tiễn, linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động. Công tác xã hội hóa và thu hút các nguồn lực phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo tại các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các trường phổ thông chất lượng cao đạt kết quả bước đầu, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế nhất định: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa quan tâm, chăm lo đúng mức đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có nơi còn thiếu, xuống cấp; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, giáo dục kỹ năng sống cũng như tinh thần tự học, tự rèn luyện của học sinh có lúc, có nơi còn bộc lộ yếu kém, hạn chế; vẫn còn hiện tượng bệnh hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ không đồng đều, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, sau tốt nghiệp trung học phổ thông được quan tâm thực hiện nhưng đạt hiệu quả chưa cao…

Tại Chương trình số 60-CTr/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 91-KL/TW. Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò của công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Kết luận số 91-KL/TW và các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò của các cấp uỷ cơ sở giáo dục, đào tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đổi mới giáo dục và đào tạo, xác định giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hai là, ban hành cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Rà soát, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh và các quy định hiện hành. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Trong đó, tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi; quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Quan tâm việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng, an ninh gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hoá học đường, quan tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng công hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên.

Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng về giáo dục nghề nghiệp. Quan tâm đầu tư hiện đại hoá giáo dục nghề nghiệp, nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động, chú trọng cả số lượng, cơ cấu, chất lượng đào tạo, quan tâm công tác đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động để thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất; tăng cường định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên ngay từ bậc học phổ thông; đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hóa, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quan tâm đầu tư, phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo đột phá, chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế...

Năm là, hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bảo đảm đủ trường, lớp học, nhất là ở địa bàn có khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế và khu vực đông dân cư, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục. Phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập phù hợp với điều kiện ở địa phương; quan tâm đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hóa, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng thiết yếu để thích ứng học tập, làm việc hiệu quả, an toàn trong không gian số...

Sáu là, quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thực hiện việc điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương của tỉnh về việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.

Bảy là, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; ưu tiên bố trí ngân sách cho giáo dục và đào tạo đúng theo quy định của Trung ương và phù hợp với khả năng cân đối của tỉnh. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Triển khai chương trình đầu tư kiên cố hóa trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, nhất là ở các vùng nông thôn, biên giới. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo trên tinh thần Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Tám là, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của tỉnh, của đất nước trong giai đoạn mới. Tăng cường đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua hợp tác với các cơ sở giáo dục có chất lượng cao của nước ngoài về trao đổi học sinh, giáo viên, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Quan tâm trang bị cơ sở vật chất dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông.

An Châu

Các tin khác

  • Long An tiếp tục phát triển nền Y học cổ truyền và Hội Đông y các cấp (09/11/2024)
  • Kết quả công tác khoa giáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An (09/11/2024)
  • Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực khoa giáo quý III năm 2024 (12/10/2024)
  • Kết quả hoạt động công tác khoa giáo quý III năm 2024 (12/10/2024)
  • Long An ban hành Chương trình về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (12/10/2024)
  • Kết quả bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An (12/10/2024)
  • Hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (29/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ khảo sát việc triển khai công tác bồi dưỡng chính trị hè tại Kiến Tường, Vĩnh Hưng (29/08/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ khảo sát việc triển khai công tác bồi dưỡng chính trị hè tại huyện Tân Trụ (20/08/2024)
  • Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Long An (20/08/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối