Hoạt động nghiệp vụ

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Long An làm việc cùng nhóm nghiên cứu đề tài về Nguyễn Cửu Vân

20/03/2023 09:48:6AM
Màu chữ Cỡ chữ

   Vừa qua, tại phòng họp Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, đồng chí Hoàng Đình Cán, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Long An, chủ nhiệm Đề tài “Nguyễn Cửu Vân và những công lao đóng góp đối với vùng đất Long An” làm việc với các thành viên. Đồng chí Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cùng các thành viên Đề tài tham dự.

Đề tài “Nguyễn Cửu Vân và những công lao đóng góp đối với vùng đất Long An” do đồng chí đồng chí Hoàng Đình Cán, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Long An làm chủ nhiệm đã được Hội đồng tuyển chọn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thẩm định và thông qua vào tháng 4/2022. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã triển các bước khai thác thực địa tại các địa phương gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Cửu Vân như Huế, Vĩnh Long,… Thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ như tổ chức hội thảo khoa học Nguyễn Cữu Vân với những dấu ấn lịch sử để lại trên đất Tân An, xây dựng các báo cáo khoa học chuyên sâu về Nguyễn Cữu Vân, tiếp tục khảo sát và sưu tầm những các tư liệu đi tích liên quan đến ông tại các địa phương như Tiền Giang, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.

Bia đào kênh Bảo Định tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ảnh Sưu tầm

Nguyễn Cửu Vân là bậc đại công thần dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), thoạt đầu làm Chánh Thống Cai Cơ rồi đến năm 1711 được Chúa Nguyễn Phúc Chu thăng làm Phó Tướng Dinh Trấn Biên, lĩnh trọng trách trông giữ bờ cõi phía Nam và do lập nhiều chiến công nên ông được phong tước Hầu, tục thường gọi là Chính Thống Vân Trường Hầu.

Đối với vùng đất Tân An (Long An), ông chính là người đầu tiên tổ chức khai khẩn, cải tạo đất hoang, lập nên nhiều xóm làng ở vùng Tân An ngày nay và cũng chính nơi đây, ông đã kiến tạo một công trình lịch sử có giá trị to lớn, đó là kênh Vũng Gù hay còn gọi là kênh Bảo Định, đây con kênh đào đầu tiên ở Nam Bộ, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc xác lập chủ quyền, củng cố an ninh - quốc phòng, tăng cường kết nối giữa hai khu vực Tây và Đông Nam Bộ, thúc đẩy quá trình giao thương, tựu cư phát triển trên vùng đất Tân An nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Ngô Thành Trung

Các tin khác

  • Kết quả 03 năm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nghiên cứu, học tập, quán triệt Kết luận số 01-KL/TW (04/06/2024)
  • Kết quả tình hình hoạt động của Trung tâm Chính trị cấp huyện (04/06/2024)
  • Kế hoạch tổ chức thẩm định Kỷ yếu “Long An nhân kiệt” Tập 1 (04/06/2024)
  • Hội nghị tuyển chọn nhiệm vụ khoa học “Biên soạn Quyển Địa chí Long An theo quy chuẩn địa chí quốc gia Việt Nam” (25/05/2024)
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tổng kết 10 năm kết luận 94- KL/TW (20/05/2024)
  • Kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW trên địa bàn tỉnh Long An (16/05/2024)
  • Công tác giáo dục lý luận chính trị quý I và phương hướng hoạt động quý II năm 2024 (16/05/2024)
  • Huyện Cần Đước họp bàn biên soạn tập sách ảnh Đình Vạn Phước (10/05/2024)
  • Long An ban hành Chỉ thị thực hiện Kết luận số 70-KL/TW về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới (10/05/2024)
  • Những hoạt động nổi bật của lĩnh vực khoa giáo trong quý I năm 2024 (26/04/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối