Tủ sách PL

Các Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023

22/06/2023 02:56:17PM
Màu chữ Cỡ chữ

Các văn bản Luật được  Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV tại Kỳ họp thứ 4, thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023 gồm: 

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Ngày 10/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022. Luật số 10/2022/QH15 thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 Chương với 91 Điều. Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.Theo Luật quy định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở công dân có các quyền như sau: Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Luật Thanh tra: Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, gồm 08 chương và 118 Điều (tăng 01 chương và 40 Điều so với Luật Thanh tra năm 2010), khái quát một số điểm mới như sau: Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan Thanh tra chuyên ngành (khoản 1 Điều 18). Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh có thẩm quyền thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra (điểm đ, khoản 1 Điều 23).  Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra quy định Chánh Thanh tra tỉnh được bổ sung là một trong những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (điểm b khoản 1 Điều 116). Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình (khoản 1 Điều 78). Không còn chế định Thanh tra Nhân dân trong Luật Thanh tra, Chế định Thanh tra Nhân dân đã được tách ra khỏi Luật Thanh tra năm 2022 và đã được điều chỉnh tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua cùng với Luật Thanh tra năm 2022;...

Luật Dầu khí năm 2022: Ngày 14 tháng 11 năm 2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 (Luật Dầu khí năm 2022) gồm 11 Chương, 69 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Nội dung Luật Dầu khí năm 2022 đã bảo đảm các mục tiêu, quan điểm, định hướng, chính sách lớn đã đề ra của việc xây dựng dự án Luật về: thiết lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trên thực tế; dự liệu những vấn đề có thể phát sinh để có quy định phù hợp, cân bằng hài hòa giữa nguyên tắc quản lý nhà nước bảo đảm chặt chẽ và kiến tạo môi trường đầu tư dầu khí thuận lợi...

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) được Quốc hội khoá XV kỳ họp thứ 14 thông qua vào ngày 14/11/2022, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập trong các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Luật đã bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, ưu tiên nguyện vọng chính đáng, sự an toàn là trên hết của người bị BLGĐ, đồng thời tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về BLGĐ. Các yếu tố về văn hóa, gia đình, đặc điểm tâm lý của các nhóm đối tượng và đặc thù vùng miền, dân tộc cũng đã được quan tâm, xem xét khi thiết kế các quy định để bảo đảm tính hiệu quả, nghiêm minh, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Gồm 04 điều: Điều 1: Quy định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, bao gồm 17 khoản thể hiện việc sửa đổi, bổ sung các Điều 5, 10, 11, 12, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 26, 27, 30, 31, 32, 39, 40, 42, 43, 45, 46,  bổ sung Điều 11a, 18a, 20a.  Điều 2: Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Đầu tư để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.  Điều 3: Quy định về hiệu lực thi hành. Điều 4: Quy định về điều khoản chuyển tiếp. Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa các văn bản của Đảng về hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh;…

Nhằm triển khai, phổ biến, kịp thời các văn bản pháp luật mới để quán triệt đầy đủ những tư tưởng, quan điểm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các lĩnh vực mà văn bản pháp luật mới điều chỉnh cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An, nhất là các văn bản pháp luật nêu trên. Được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, trước đó, ngày 18/4/2023, Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các văn bản pháp luật. Tham dự Hội nghị, có 4.074 đại biểu là đại diện các sở, ngành, đoàn thể tỉnh; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; pháp chế các sở ngành, Doanh nghiệp nhà nước; Phóng viên Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An; Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và các Phòng chuyên môn thuộc sở; đại diện lãnh đạo UBND, các ngành, đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo UBND và công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức chuyên môn; tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.  

Phan Đức Bộ - Sở Tư pháp Long An

Các tin khác

  • Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng (15/05/2023)
  • Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 5/2023 (03/05/2023)
  • Một số chính sách có hiệu lực trong tháng 4/2023 (01/04/2023)
  • Các chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 2/2023 (01/02/2023)
  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2022 (01/11/2022)
  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2022 (01/10/2022)
  • Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2022 (05/08/2022)
  • Một số quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ theo Thông tư số 29/2022/TT-BTC (11/07/2022)
  • Một số chính sách, quy định mới có hiệu lực từ tháng 6/2022 (01/06/2022)
  • Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 6/5/2022 về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch (10/05/2022)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối