Chủ điểm tuyên truyền

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

28/03/2024 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã đi vào lịch sử, cùng với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Hiệp định là một thắng lợi ngoại giao quan trọng trong cuộc đàm phán quốc tế đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Hiệp định đã tạo nên một cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sau này, đặc biệt là trong cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Hội nghị diễn ra qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 08/5/1954 - 19/6/1954); Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 - 10/7/1954); Giai đoạn 3 (từ ngày 11-21/7/1954). Thành phần tham dự Hội nghị gồm 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương Quốc Lào và Vương Quốc Campuchia. Đại diện lực lượng kháng chiến Pathet Lào và Khmer Itsarak tuy đã có mặt ở Giơnevơ nhưng không được các đoàn phương Tây chấp nhận cho tham dự Hội nghị.

Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết với các nội dung:

Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia: Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. Đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương. Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia. Không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước ngoài. Tổng tuyển cử ở mỗi nước. Không trả thù những người hợp tác với đối phương. Trao trả tù binh và người bị giam giữ. Thành lập Ủy ban liên hợp, Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế.

Đối với riêng Việt Nam:

Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày; chuyển  giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.

Những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (sông Bến Hải); không coi vĩ tuyến 17 là ranh giới chính trị hay lãnh thổ; cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam; cấm xây dựng căn cứ quân sự mới; cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào; cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ cho bất kỳ chính sách quân sự nào.

Những điều khoản chính trị: Vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử vào tháng 7/1956; tự do chọn vùng sinh sống; trong khi chờ đợi không khủng bố, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.

Những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập.

Cẩm Loan

Các tin khác

  • 95 năm chặng đường vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/2025)
  • Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Người chiến sĩ Cộng sản kiên trung của cách mạng Việt Nam (01/02/2025)
  • Ngày 27/1/1973: Ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (17/01/2025)
  • Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/01/2025)
  • Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc, tấm gương sáng ngời, mẫu mực về y đức (18/12/2024)
  • 80 năm “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân” (12/12/2024)
  • Kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960- 20/12/2024) (12/12/2024)
  • Kỷ niệm 78 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2024) (12/12/2024)
  • 35 năm xây dựng và phát triển của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 – 06/12/2024) (04/12/2024)
  • Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024) (01/12/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối