Chủ điểm tuyên truyền

73 năm ngày “Nhân quyền thế giới” (10/12/1948 - 10/12/2021)

10/12/2021 11:15:0PM
Màu chữ Cỡ chữ

Cách đây 73 năm, ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, văn bản mà một trong các tiền đề quan trọng cho sự ra đời của nó là việc các quốc gia thuộc LHQ khẳng định "niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của mỗi con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đã quyết định thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và xây dựng những điều kiện sống tốt hơn trong sự tự do rộng lớn hơn".

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền vẫn là bản tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao cả, đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn coi việc bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Những hậu quả mà Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, do chủ nghĩa phát xít gây ra đã thức tỉnh nhân loại về một nhiệm vụ chung là bảo vệ hòa bình, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Đây được xem là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, ngay sau khi được thành lập (24/10/1945), với sự làm việc khẩn trương của các chuyên gia hàng đầu, các cơ quan có trách nhiệm, ngày 10/12/1948, “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Tuyên ngôn không chỉ chọn lọc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, mà còn đề cập tới những vấn đề mang tính thách thức đối với các hệ thống xã hội vào thời điểm đó. Đó là quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; quyền được tham gia vào việc quản lý đất nước... Đây là những nhu cầu bức thiết của đại bộ phận dân chúng vẫn chưa được đáp ứng ngay cả ở những nước tư bản phát triển nhất. Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền làm việc, bao gồm quyền được bảo vệ, chống lại thất nghiệp; quyền được giáo dục,… được xem là những ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa (vào thời điểm đó), sau nhiều cuộc tranh luận đã được đưa vào văn kiện quan trọng này.

Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền.

Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10/12 - Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) - bằng các phương thức khác nhau.

Hàng năm, Ngày Nhân quyền 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới. Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm.

Tại Việt Nam, Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, vấn đề này được thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập, các bản Hiếp pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Từ ngày thành lập nước đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước chống tra tấn về các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc và tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc...

Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016) đã thể hiện mong muốn trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đó cũng là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

Hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19

Thời gian qua, cả thế giới phải căng mình đối phó với diễn biến phức tạp khó lường của đại dịch Covid-19. Việt Nam tuy không phải là quốc gia giàu tiềm lực nhưng Đảng, Nhà nước luôn đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên “trên hết và trước hết”. Sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 là không thể phủ nhận; là bằng chứng phủ định, phản bác quan diểm sai trái, âm mưu của các thế lực thù dịch đang tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc. Giá trị đó đã sớm được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đối với dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền con người được xem là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

Hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19 của LLVT tỉnh Long An

Đối với Long An,  tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các mặt công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền; thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống của người dân và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe và các quyền cơ bản của công dân./.

Phòng TTTT & LLCT

Các tin khác

  • Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026) (12/05/2025)
  • Kỷ niệm 84 năm Ngày Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2025) (12/05/2025)
  • Kỷ niệm 66 năm Ngày mở đường Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2025) (09/05/2025)
  • Đồng chí Phùng Chí Kiên – người cộng sản kiên trung mẫu mực, vị tướng đầu tiên của cách mạng Việt Nam (09/05/2025)
  • Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025) (07/05/2025)
  • Cuộc đời của nhà tư tưởng vĩ đại Các Mác (04/05/2025)
  • Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người đóng góp to lớn trong công tác xây dựng Đảng (01/05/2025)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân (01/05/2025)
  • Tháng Công nhân năm 2025 “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” (29/04/2025)
  • Tuyên truyền kỷ niệm 139 năm Ngày quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025) (29/04/2025)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối