Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
Ngày 22/5 hằng năm được Liên Hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự sống và sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta. Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Harmony with nature and sustainable development” – “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”, nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện song song các mục tiêu của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal (KMGBF) của Công ước Đa dạng sinh học (CBD) và các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) do mối quan hệ hữu cơ giữa việc “Sống hài hòa với thiên nhiên” với mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững cho tất cả các quốc gia và cộng đồng trên thế giới.
Các nội dung hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025 bao gồm:
Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; đa dạng hóa các kênh truyền thông về đa dạng sinh học; lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống trường học,… Kịp thời phát hiện, đề xuất và tôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng có những mô hình, hoạt động, sáng kiến thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến mục tiêu “phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực tài chính đa dạng hóa nguồn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thu hút, gia tăng tối đa các nguồn hỗ trợ và đầu tư về tài chính cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chia sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích thu được từ nguồn gen và phát triển các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển các mô hình bảo tồn, sử dụng bền vững loài, nguồn gen; điều tra, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học; bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường hợp tác trong quản lý thiên nhiên, đa dạng sinh học, đặc biệt với các quốc gia có chung đường biên giới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong kiểm soát việc buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã; trao đổi học tập kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học.
Trên địa bàn tỉnh thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện thông qua việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường; thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm nhất là các loài chim hoang dã, di cư cho cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn tỉnh;… Đặc biệt, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có thảm thực vật phong phú với hơn 150 loài, trong đó cây tràm, sen, năn... là những loài thực vật đặc hữu. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại chim. Trong số 158 loài chim cư ngụ ở Láng Sen, có 13 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Khu bảo tồn này là nơi sinh sống của hơn 78 loài thủy sản nước ngọt, trong đó có 27 loài đặc hữu sông Mekong như: cá tra dầu, cá lóc bông, cá thát lát, cá linh… Với địa hình đặc trưng sinh thái kiểu vùng đầm lầy ngập nước, có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn, Láng Sen đã được Tổ chức Công ước Ramsar công nhận là một trong chín khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới, vào năm 2015.
Thanh Long
Các tin khác
- Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam 22/5 (22/05/2025)
- Long An đẩy mạnh việc góp ý sửa đổi Hiến pháp trên nền tảng VNeID (19/05/2025)
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (15/05/2025)
- Mục đích, yêu cầu, sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 (15/05/2025)
- Tài liệu tuyên truyền Hỏi – Đáp về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An (29/04/2025)
- Ngày sức khỏe thế giới (7/4/2025) (01/04/2025)
- Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2025 trên địa bàn tỉnh (04/03/2025)
- Công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh (17/01/2025)
- Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2025 (17/01/2025)
- Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh (17/01/2025)
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021