Sinh hoạt tư tưởng

Sử dụng điện thoại có văn hóa

15/05/2021 09:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Sáng nay, báo cáo viên triển khai học tập nghị quyết đại hội đảng bộ huyện với sự tham dự của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã, trưởng, phó các phòng, ban, ngành...

Cả hội trường đang chăm chú lắng nghe báo cáo viên truyền đạt thì bất ngờ tiếng chuông điện thoại kêu vang kèm theo câu vọng cổ đang “hót tren” trên mạng xã hội của nữ nghệ sỹ cải lương Bạch Tuyết “Trời ơi ! bão táp...mưa sa, một Dương Vân Nga có chống đỡ nổi sơn hà”.

Đồng chí báo cáo viên trên bục “đứng hình” mất mấy giây còn những người tham dự hội nghị đều quay nhìn để tìm chủ nhân của chiếc điện thoại. Đồng chí có điện thoại reo lúc này mặt đỏ bừng luống cuống rút điện thoại trong túi quần ra tắt tiếng. Vài đồng nghiệp ngồi gần khẽ nhắc nhở: “Để chế độ yên lặng đi ông ơi, lúc nãy có nhắc rồi mà”.

Sự việc trên có lẽ không ít gặp tại các hội nghị khi mà chiếc điện thoại di động đã trở thành “vật bất ly thân” của nhiều người, thậm chí có những cán bộ, đảng viên sở hữu đến hai chiếc điện thoại di động cho thuận tiện cả việc chung và việc riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động đúng cách, đúng nơi, đúng lúc lại là vấn đề đáng phải bàn. Trong không ít cuộc họp, sinh hoạt, học tập chi, đảng bộ của cơ quan, đơn vị, mặc dù đã có sự nhắc nhở của ban tổ chức về việc tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung, nhưng vẫn có một số người cố tình bỏ qua; thậm chí vẫn sử dụng điện thoại trong hội nghị. Vậy nên, trong khi mọi người đang trật tự theo dõi nội dung thì thỉnh thoảng lại có những cuộc gọi hoặc tin nhắn gửi đến với đủ loại âm báo. Có người còn sưu tầm, cài đặt các kiểu chuông “không giống ai”, khi những âm thanh ấy vang lên không chỉ gây phản cảm mà còn thể hiện sự thiếu nghiêm túc. Một số đồng chí khi tham gia các buổi sinh hoạt tập thể không tập trung theo dõi lắng nghe mà dùng điện thoại di động làm công cụ để giải trí như đọc tin tức, chơi game hoặc nhắn tin khiến bản thân không nắm được nội dung cuộc họp, gây ức chế cho những người cùng dự. 

Bản thân chiếc điện thoại không có lỗi, chỉ những người sử dụng nó không đúng cách mới đáng chê trách. Thiết nghĩ, sử dụng điện thoại như thế nào cho có văn hóa là vấn đề mà mỗi người, đặc biệt là đảng viên cần quan tâm.

V.M

Các tin khác

  • Bài học về phát huy sức mạnh “lòng dân” trong cách mạng tháng 8/1945 (09/08/2023)
  • Ngăn “bệnh xa dân” (18/07/2023)
  • Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ Đảng (03/02/2023)
  • Niềm tin không thể xói mòn (13/11/2022)
  • “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng” (01/02/2022)
  • Ứng xử văn hóa trong môi trường mạng xã hội (12/12/2021)
  • Âm nhạc góp sức xây dựng “vùng xanh” tinh thần chiến thắng dịch bệnh (24/09/2021)
  • Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống dịch covid-19 hiện nay (23/09/2021)
  • Cảnh giác với chiêu trò bôi nhọ, xuyên tạc thành quả cách mạng tháng Tám (01/09/2021)
  • Dựa vào dân, bài học quý trong công tác phòng chống dịch Covid-19 (30/08/2021)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối