Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Long An
Rừng là tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn cho sự phát triển bền vững môi trường, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo dựng sinh kế của người dân.
Xác định rõ tầm quan trọng của rừng, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Long An luôn được cấp ủy, chính quyền hết sức quan tâm và xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng.
Rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh Long An
Hiện nay, rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh Long An tập trung chủ yếu ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa và Bắc Bến Lức), loài cây rừng chủ yếu là tràm nước và trên 85% diện tích rừng là rừng sản xuất thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn thực hiện.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp để phát triển rừng là 26.860,97 ha/449.478,66 ha tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó: Diện tích có rừng: 21.826,49 ha (Rừng trồng trên diện tích đất có nguồn gốc đất trồng rừng: 19.788,31 ha; Rừng trồng trên đất nông nghiệp và các loại đất khác: 2.038,18 ha). Diện tích khoanh nuôi tái sinh: 374.36 ha. Diện tích khác (kênh mương, cây bụi, thảm thực vật,…): 4,660.12 ha.
Diện tích rừng của tỉnh chủ yếu là rừng trồng, loài cây gỗ nhỏ (không có giá trị kinh tế cao) với loài cây chủ yếu là cây Tràm cừ có chu kỳ khai thác ngắn; diện tích rừng trên địa bàn tỉnh đa phần thuộc quyền quản lý, sử dụng của hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn thực hiện. Rừng đặc dụng, phòng hộ phân bố rải rác tại 06 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh nên không có điều kiện thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (giao cho chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và một số diện tích nhỏ lẻ giao UBND cấp huyện quản lý).
Thực hiện Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Đến nay, đã có 04/04 chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc trường hợp UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; 10 đơn vị tự xây dựng và phê duyệt phương án đưa vào tổ chức thực hiện. Đối với các diện tích rừng đã được phê duyệt và tự phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững luôn giữ vững, ổn định diện tích rừng hiện có và thực hiện công tác chăm sóc để tăng giá trị sản xuất của rừng tràm hàng năm.
Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Thời gian qua, các cấp uỷ, tổ chức Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức địa phương; coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đối với công chức, viên chức có trách nhiệm và chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
Về năng lực thực thi pháp luật và bảo vệ, phát triển rừng của ngành Nông nghiệp, Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Nhờ bám sát định hướng của Trung ương, đồng thời xác định đúng trách nhiệm, nguồn lực của địa phương, nên tỉnh đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, để công tác bảo vệ và phát triển rừng từng bước ổn định, hiệu quả. Các vụ, việc vi phạm về phá rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản trái phép đã được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Công tác phát triển rừng hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, góp phần sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp, tạo thu nhập bền vững cho người dân và thu hút các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng đầu tư sản xuất.
Để nhân dân chủ động tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh trong bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng kiểm lâm phải đi đầu trong công tác tuyên truyền, thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác triển khai, thực hiện luôn đồng bộ, sâu rộng, kịp thời tới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các văn bản quan trọng như: Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019, về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/01/2019, về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/4/2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp…, cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh. Hình thức, phương pháp tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng đã được đổi mới, đa dạng hơn nhằm nâng cao hiệu quả như: Tổ chức hội nghị trực tuyến; ban hành bộ tài liệu tuyên truyền; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử của các sở, ngành trên địa bàn.
Công tác phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm thực hiện, đặc biệt là sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, thực hiện có chiều sâu, phát huy hiệu quả rõ rệt trong hoạt động của kiểm lâm địa phương. Chi cục kiểm lâm tỉnh phối hợp hiệu quả với Kiểm lâm vùng III trong công tác trao đổi thông tin, báo cáo tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp hiệu quả với các lực lượng liên quan; chủ động phối hợp trong quản lý rừng với lực lượng kiểm lâm các tỉnh giáp ranh.
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của ngành Nông nghiệp được tỉnh quan tâm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường công tác khuyến lâm ở cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng, nghiên cứu và tuyển chọn các loại giống cây trồng thích nghi với từng địa phương trên địa bàn tỉnh, kKhuyến khích các vườn ươm ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống cây trồng. Hỗ trợ, cung cấp cây giống đạt chất lượng cho nhân dân trồng cây phân tán tại các vùng khó khăn, các xã nông thôn mới.
Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế; kêu gọi đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp; thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gắn thu mua chế biến gỗ, chế biến sản phẩm từ nguyên liệu rừng trồng; thực hiện việc ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu ổn định cho người dân làm nghề rừng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong tỉnh phát triển.
Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu và phục hồi sinh cảnh vùng đồng tháp mười chủ yếu tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh có chấp thuận tiếp nhận các nguồn vốn vốn tài trợ từ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) của tổ chức: Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).
Mai Xuân
Các tin khác
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (08/11/2024)
- Tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Long An (07/11/2024)
- Tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh (06/11/2024)
- Long An thực hiện phân loại rác thải tại nguồn tại các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh (06/11/2024)
- Long An: Phát huy sức mạnh toàn dân trong xây dựng nông thôn mới (04/11/2024)
- Long An xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn (21/10/2024)
- Tình hình thực hiện quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn (18/10/2024)
- Tập trung, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong ứng phó sự cố chất thải (15/10/2024)
- Quy định về Giấy phép môi trường (Bài 2) (08/10/2024)
- Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (07/10/2024)
Trang đầu 1 2 3 4 5 Trang cuối
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021