Tuyên truyền trong Nhân dân

Long An: Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

27/01/2023 12:00:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

“Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” (Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016) là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng nhằm thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2022, Long An đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TW thông qua việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình đột phá của tỉnh về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng CNC, sản phẩm CNC tiến tới thành lập doanh nghiệp CNC trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm 2022, diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 177 ha /585 ha kế hoạch năm 2022, đạt 30,2% so với kế hoạch năm 2022. Trên con bò thịt: Xây dựng 03 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao; thực hiện chuyển đổi giống bò thịt chất lượng cao tại Đức Hòa, Thủ Thừa và Đức Huệ và tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt trên địa bàn 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ. Trên con tôm: đã triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ cao trên tôm tại các huyện trong vùng Đề án; diện tích tôm ứng dụng công nghệ cao là 18,08 ha/13,5 ha, đạt 133,9% kế hoạch năm 2022.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trên sàn giao dịch điện tử nông sản an toàn của tỉnh. Chú trọng xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 28 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn và hỗ trợ 2.061.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 17 cơ sở đã được xác nhận chuỗi. Hướng dẫn tạo lập dữ liệu vùng trồng thanh long để đưa lên bản đồ số phục vụ cho tra cứu thông tin tại xã Dương Xuân Hội. Đưa vào vận hành Hệ thống kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Long An.

Tăng cường hỗ trợ chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu (trên địa bàn tỉnh hiện nay có vùng nguyên liệu đã được chứng nhận VietGAP là 1.939,65 ha (100 cơ sở) trên các sản phẩm lúa, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, heo, bò thịt và thủy sản ; có trên 66 cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO 22000, BRC,...) trong chế biến nông sản; có 06 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.).

Tiếp tục triển khai xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa(Kết quả, vụ Đông xuân 2021/2022 có 25 doanh nghiệp  tham gia với 182 cánh đồng, 3.114 hộ tham gia, diện tích thực hiện 15.712,7 ha (trong đó, diện tích thu mua: 13.364,2 ha; diện tích bán ngoài 2.348,5 ha); Vụ Hè thu 2022 có 20 doanh nghiệp với 149 cánh đồng, 3.191 hộ tham gia, diện tích thực hiện 14.793,45 ha.).

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế để phát triển nền nông nghiệp toàn diện và bền vững của tỉnh (Hỗ trợ nông dân tiếp cận nhanh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thông qua các hoạt động khuyến nông thường xuyên (tập huấn, tham quan, hội thảo,…), các hoạt động thuộc chương trình Khuyến nông Quốc gia và chương trình, dự án khác (dự án VnSAT, chương trình “Hướng dẫn nông dân thay đổi phương thức canh tác theo hướng nông nghiệp bền vững, duy trì độ phì nhiêu đất, hạn chế suy thoái đất nông nghiệp”…).

Về xây dựng nông thôn mới: hiện nay, toàn tỉnh có 116/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,04% tổng số xã toàn tỉnh; 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm 24,1%; có 04 đơn vị huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (huyện Châu Thành; thành phố Tân An; huyện Tân Trụ và thị xã Kiến Tường). Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP):  Năm 2022, tỉnh đã công nhận thêm 38 sản phẩm OCOP. Lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 69 sản phẩm đạt chuẩn OCOP./. 

P.TTTT & LLCT

Các tin khác

  • Cảnh báo hành vi, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo giả danh cán bộ thuế (29/07/2024)
  • “Giọt hồng sông Vàm” - Những tấm lòng nhân ái (22/07/2024)
  • Khát vọng phát triển liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long (21/05/2024)
  • Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh (15/05/2024)
  • Đọc sách để mở rộng trí tuệ và thanh lọc tâm hồn (19/04/2024)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại (17/04/2024)
  • Công ty Điện lực Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn điện trong dân (13/03/2024)
  • CÁC HÌNH THỰC TIẾT KIỆM ĐIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (11/03/2024)
  • CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG (11/03/2024)
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (29/01/2024)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối