Sinh hoạt tư tưởng

Những “biến chủng” nguy hiểm của Covid-19

17/08/2021 08:45:0AM
Màu chữ Cỡ chữ

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều tin giả, sai sự thật làm cho nhân dân hoang mang, lo lắng, mất niềm tin trong công tác phòng chống dịch của đất nước. Vấn nạn tin giả, tin sai sự thật thực sự là những “biến chủng” nguy hiểm liên quan đến Covid-19. Nếu không kịp thời phát hiện, kiểm soát những “biến chủng” trên có thể dẫn đến sự hỗn loạn trong xã hội, làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh và sự phát triển kinh tế, xã hội.

Trong ngày 13/8, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung “sau khi quận 12 thông báo chích thuốc Trung Quốc. Dân bỏ về hết” của một tài khoản có tên T.P. Người này đã đăng kèm một số hình ảnh có không gian được bày bàn ghế trống, không có người ngồi. Thông tin này sau đó được một tài khoản khác có tên LHA chia sẻ lại. Về vụ việc này, ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch UBND Q.12 khẳng định: Đây là thông sai sự thật. Hôm nay, Q.12 không tổ chức tiêm vắc xin trong cộng đồng. Thông tin lan truyền trên mạng là thông tin không đúng sự thật. Những hình ảnh đăng trên facebook cũng không nằm trong các điểm tiêm vắc xin của Q.12”. Đây chỉ là một trong số những tin giả được các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời cảnh báo cho người dân.

Theo Thống kê của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc bộ Thông tin và truyền thông, trong 6 tháng đầu năm; trung tâm này nhận được hơn 1.100 lượt báo cáo tin giả. Sau quá trình xác minh, đã công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật. Nhiều nội dung trong số này liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam. Các tin giả nở rộ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, YouTube và TikTok gây hoang mang dư luận và khó khăn trong công tác phòng chống dịch.

Giữa lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số lượng người mắc bệnh chưa có dấu hiệu giảm, số ca tử vong do dịch Covid-19 đã hơn 5000 người. Việc thực hiện tốt “5K” theo khuyến cáo của Bộ Y tế và vắc xin đang là giải pháp căn cơ để ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch covid-19. Trong khi đó, số lượng vắc xin Covid-19 cho toàn cầu cũng như trong nước đang khan hiếm. Đảng và Nhà nước ta đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp từ đặt mua các hãng lớn của thế giới như AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna; lãnh đạo ngoại giao cấp cao; nguồn lực hỗ trợ trong chương trình Covax; hỗ trợ của các mạnh thường quân…và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước. Để thực hiện chiến lược vắc xin, Thủ tướng Chính phủ đã điện đàm với Thủ tướng 16 nước; gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước; tiếp, điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế để thúc đẩy ngoại giao vaccine, đạt một số kết quả. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn rất khó khăn, cần tiếp tục triển khai tích cực. Qua đó, với mong muốn có được số lượng vắc xin lớn nhất để kịp thời tiêm cho người dân. Thủ tướng đã lưu ý phải tiếp cận bình đẳng tất cả các loại vắc xin, “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”.

Thế nhưng đi ngược lại với những sự nỗ lực cố gắng của Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp, một số đối tượng đã tiến hành xuyên tạc, lan truyền tin giả, sai sự thật trên không gian mạng để kích động người dân không đi tiêm chủng vắc xin, tụ tập biểu tình, bất tuân thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16. Qua đó, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch của đất nước. Bên cạnh, những hành động do mưu đồ cá nhân của một số đối tượng cố tình câu view, like phục vụ lợi ích của bản thân, còn là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối chính trị với Đảng và Nhà nước ta. Cái miệng của chúng chỉ rêu rao lo cho nhân dân nhưng thực chất bọn chúng không hề quan tâm tới vận mệnh của dân tộc Việt Nam.  Những lời nói có vẻ như là quan tâm, lo lắng tới an nguy của nhân dân chỉ là hình thức mị dân, tạo nên sự hiểu lầm, ngộ nhận, nhất là những người có nhận thức hạn chế. Từ đó, tạo nên sự mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội Việt Nam dẫn đến có các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng sẽ gây kích động dư luận, gây hoang mang tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội; thậm chí đã dẫn tới nhiều vụ việc gây thiệt hại về vật chất, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác từ những tin đồn không được kiểm chứng có thể có thể bị phạt từ 10-100 triệu đồng. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi người tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" được quy định tại Điều 288 Bộ Luật hình sự 2015, có thể bị phạt tù từ 3 tháng-7 năm tù.

Trước tình trạng nhiễu loạn thông tin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 trên không gian mạng, cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về diễn biến, tình hình dịch bệnh. Cơ bản, lâu dài vẫn phải là phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, truyền thông phải “nói nhanh, nói đúng và nói hết” thông tin đúng tình hình, thực trạng dịch đang diễn ra, để công chúng có thêm kiến thức và thông tin, nhận diện bản chất vấn đề; từ đó tự điều chỉnh hành vi, cùng Chính phủ ráo riết phòng,chống dịch hiệu quả… Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cho người dân am hiểu hơn về pháp luật, nắm rõ về các chế tài xử lý đối với hành vi tung tin giả, tin thất thiệt và những biểu hiện lơ là, chủ quan, thực hiện không nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19… để tự giác chấp hành.

Ngoài ra công tác đấu tranh ngăn chặn “đại dịch” tin giả, rất cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Khi tham gia vào môi trường mạng mỗi người dân bằng kiến thức và hiểu biết của mình hãy suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin, hình ảnh, video tiếp cận, đừng vì nhẹ dạ, cả tin mà biến mình thành nạn nhân của “đại dịch” tin giả. Mặt khác, mỗi cá nhân hãy kiềm chế cảm xúc đừng vì những diễn biến tâm lý nhất thời mà nghĩ sai, nghĩ xấu và có những phản ứng tiêu cực về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để rồi đăng tải, chia sẻ những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bình luận ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

    Cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc một sớm, một chiều. Đây chính là thời điểm, mỗi người dân thể hiện rõ nhất trách nhiệm công dân của mình, đồng sức, đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu chung chiến thắng đại dịch Covid-19. Một trong những việc làm cụ thể, có ý nghĩa thiết thực nhất trong lúc này là nói không và kiên quyết tuyên chiến với “đại dịch” tin giả.

An Nam

Các tin khác

  • Bài học về phát huy sức mạnh “lòng dân” trong cách mạng tháng 8/1945 (09/08/2023)
  • Ngăn “bệnh xa dân” (18/07/2023)
  • Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ Đảng (03/02/2023)
  • Niềm tin không thể xói mòn (13/11/2022)
  • “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng” (01/02/2022)
  • Ứng xử văn hóa trong môi trường mạng xã hội (12/12/2021)
  • Âm nhạc góp sức xây dựng “vùng xanh” tinh thần chiến thắng dịch bệnh (24/09/2021)
  • Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống dịch covid-19 hiện nay (23/09/2021)
  • Cảnh giác với chiêu trò bôi nhọ, xuyên tạc thành quả cách mạng tháng Tám (01/09/2021)
  • Dựa vào dân, bài học quý trong công tác phòng chống dịch Covid-19 (30/08/2021)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối