Chương trình phối hợp

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024

04/03/2025 10:17:9AM
Màu chữ Cỡ chữ

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ, hợp lý, mang lại hiệu quả tích cực.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 5/15 đơn vị được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (gồm: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Giuộc, thành phố Tân An và thị xã Kiến Tường); huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, toàn tỉnh có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 138 xã, chiếm 86,25% số xã toàn tỉnh. Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 52 xã, chiếm 37,68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2024, toàn tỉnh có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên 07 xã, chiếm 13,5% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hệ thống đường giao thông nông thôn tiếp tục phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống đường giao thông trục xã, trục ấp phát triển đồng bộ, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi đến trung tâm các xã. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh liên tục phát triển; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 591 cơ sở giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, gồm: 558 cơ sở giáo dục công lập và 33 cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; năng suất, giá trị các sản phẩm nông nghiệp ổn định, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thực hiện; công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại được tăng cường, việc giám sát chuỗi sản phẩm an toàn được thực hiện bước đầu có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận được 87 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP (09 sản phẩm 4 sao, 78 sản phẩm 3 sao), nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 235 sản phẩm, trong đó: 49 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 186 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Sản phẩm OCOP của tỉnh tập trung vào các nhóm ngành: Thực phẩm: 182 sản phẩm; Đồ uống: 30 sản phẩm; Dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu: 08 sản phẩm; Thủ công mỹ nghệ: 11 sản phẩm; Sinh vật cảnh: 04 sản phẩm.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn được thực hiện tốt; đời sống văn hoá của người dân nông thôn được nâng lên; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh... Những kết quả trên đã góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của người ở khu vực nông thôn, toàn tỉnh đã có 154/160 xã (chiếm 96,3%) đạt tiêu chí thu nhập, 152/160 xã (95,0%) xã đạt tiêu chí lao động; có 147/160 xã (chiếm 91,9%) đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới. Trong đó, có 60/160 xã (chiếm 37,5%) đạt tiêu chí thu nhập, 97/160 xã (chiếm 60,6%) xã đạt tiêu chí lao động, 60/160 xã (chiếm 37,5%) xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định đời sống, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo; đồng thời tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lao động gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo và gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,66%, tỷ lệ hộ cận nghèo 0,56%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào đạt trên 90%.

Tư kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn trong tỉnh tiếp tục đổi mới rõ rệt; các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục ngày càng được chú trọng; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện; hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả và có nhiều đổi mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.

Thanh Long

Các tin khác

  • Tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An (09/04/2025)
  • Long An chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh (13/03/2025)
  • Long An triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (10/02/2025)
  • Long An triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền” trên địa bàn tỉnh (10/02/2025)
  • Tăng cường các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024- 2025 trên địa bàn tỉnh (10/01/2025)
  • Long An tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm (10/01/2025)
  • Long An triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư (10/01/2025)
  • Bảo hiểm xã hội Long An hoàn thành đạt và vượt mức các chỉ tiêu năm 2024 (09/01/2025)
  • Long An đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xuất khẩu lao động (02/01/2025)
  • Long An triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 (01/01/2025)
  • Trang đầu 1234567 Trang cuối