Đồng chí Huỳnh Văn Thớm - Bí thư Tỉnh ủy Gia Định
Tháng 10 năm 1946, tại xã Tân Thới Hiệp, đồng chí Lê Minh Định thay mặt Khu VII dự một cuộc họp giữa những đồng chí có trách nhiệm trong hai “Tỉnh ủy” ở Gia Định để bàn thành lập một Tỉnh ủy thống nhất. Hội nghị nhất trí cử ra một Tỉnh ủy gồm 11 người do đồng chí Trần Văn Thới làm Bí thư. Nhiệm vụ trước hết của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Lâm thời này là xây dựng khối đoàn kết để có sự lãnh đạo thống nhất, đem lại niềm tin và sức chiến đấu cho quân và dân trong tỉnh.
Đồng chí Huỳnh Văn Thớm có tên gọi khác Ba Súng sinh năm 1916 tại xã Tân Thới Nhút, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 4 năm 1936 ở Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp mà nòng cốt là Đảng Cộng sản Pháp đã giành thắng lợi. Trước tình hình đó Trung ương Đảng đã mở Hội nghị lần thứ nhất (ngày 26 tháng 7 năm 1936) tại Thượng Hải (Trung Quốc) nhằm đánh giá tình hình và để ra nhiệm vụ mới cho cách mạng ba nước Đông Dương. Hội nghị thông qua chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế sau đối lại là Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương để lãnh đạo phong trào đấu tranh chung. Thực hiện chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản cũng đổi thành Đoàn Thanh niên phản đế. Từ năm 1936 đến năm 1938, đồng chí Huỳnh Văn Thớm là Trưởng Đoàn Thanh niên phản đế xã Tân Thới Nhứt, sau đó là quận Gò Vấp.
Từ năm 1939 đến 1940, đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên phản đế tỉnh Gia Định, rồi Trưởng Đoàn Thanh niên phản đế tỉnh Gia Định, tham gia chiến đấu ở vùng Tân Thới Nhứt - Bà Điểm. Thời gian này, tại Hóc Môn - Gò Vấp, đồng chí Lê Văn Khương - Bí thư Tỉnh ủy Gia Định trực tiếp phổ biến nghị quyết chuẩn bị khởi nghĩa. Chi bộ Tân Thới Nhứt - Bà Điểm tổ chức một Tiểu đội du kích tự vệ chiến đấu do đồng chí Huỳnh Văn Thớm phụ trách. Theo sự chỉ đạo của đồng chí Lê Văn Khương, kế hoạch khởi nghĩa được dự định là sau khi nghe tiếng pháo lệnh nổ ra ở trung tâm Sài Gòn thì lực lượng khởi nghĩa xã Tân Thới Nhứt phối hợp với Thới Hòa, Xuân Thới Tây, Trung Chánh, Quán Tre đồng loạt nổi dậy đánh chiếm bót Bà Điểm. Thế nhưng tới ngày 22 tháng 11 năm 1940, đồng chí Huỳnh Văn Thớm nhận được thư của đồng chí Lê Văn Khương báo tin đồng chí Huống - liên lạc viên của Tỉnh ủy Gia Định đã bị địch bắt, kế hoạch khởi nghĩa chung có thể bị lộ. Do vậy, Tỉnh ủy chỉ đạo cho đồng chí Huỳnh Văn Thớm không đánh bót Bà Điểm, mà kéo lực lượng ra phối hợp với cánh quân của anh Tiểu ở Vĩnh Lộc đánh chiếm bót Ngã Năm Vĩnh Lộc.
Đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940, nhờ sự phối hợp kịp thời với lực lượng khởi nghĩa các xã xung quanh bót Vĩnh Lộc, ta nhanh chóng diệt được bót này, thu 5 súng, bắt giữ, giáo dục rồi phóng thích Tiểu đội lính mã tà canh giữ bót. Sáng 23 tháng 11 năm 1940, bọn lính Pháp từ Gò Vấp, Hóc Môn kéo lên giải vây bót Vĩnh Lộc. Lực lượng nghĩa quân đã bí mật rút đi trước đó để bảo toàn lực lượng, chờ liên lạc các nơi. Cuộc khởi nghĩa trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940 không tiến triển đúng như dự kiến ban đầu của Xứ ủy Nam Kỳ. Pháo lệnh không nổ ra ở trung tâm Sài Gòn, bót Bà Điểm không bị đánh, liên lạc giữa Bà Điểm và cấp trên bị gián đoạn, kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ, địch đã kịp thời đối phó với quân ta mà chủ yếu là vùng Hóc Môn - Bà Điểm. Tên cò Bê-tai khét tiếng ác ôn ở bót Bà Điểm cho lính đến vây bắt các đồng chí bị cho là cầm đầu địa phương. Đồng chí Huỳnh Văn Thớm cũng bị bắt nhưng trước áp lực của quần chúng, tên cò Bê-tai bắt buộc phải thả hết các đồng chí bị bắt. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ không thành, tên cò Bê-tai tiếp tục dẫn quân lính đi ruồng bố, đàn áp dã man các gia đình cơ sở cách mạng bị lộ; các gia đình có người tham gia trong lực lượng nổi dậy. Chúng bắt bớ, tù đày, tra tấn hàng trăm gia đình người dân, chiến sĩ yêu nước. Chi bộ làng Tân Thới Nhứt nhanh chóng chuyển vào hoạt động bí mật, các đảng viên phân tán các nơi, bảo toàn lực lượng, chuẩn bị thời cơ cho giai đoạn mới, thời kỳ Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945,
Năm 1941, đồng chí Huỳnh Văn Thớm là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy tỉnh Gia Định.
Trong năm 1942, giặc Pháp vẫn khủng bố, đàn áp liên tiếp, tổ chức đảng từ Xứ đến tỉnh, quận xuống cơ sở đều bị đứt, các chỉ bộ đảng và quần chúng của Đảng đều nằm im. Số đảng viên và quần chúng bị lộ phải ẩn trốn đi xa, một số chạy gần để tránh địch và được đồng bào che chở. Đồng chí Huỳnh Văn Thớm vào Sài Gòn để len lỏi móc nối liên lạc.
Đầu năm 1943, các đồng chí đảng viên trong tỉnh họp tại nhà đồng chí Nguyễn Oắng (làng Trung Chánh Tây, Hóc Môn) để tổ chức Ban Cán sự Đảng tỉnh Gia Định, đồng chí Huỳnh Văn Thớm được cử làm Phó ban, được phân công về Gò Vấp để củng cố lại cơ sở đảng.
Năm 1940[1], Tỉnh ủy Gia Định được củng cố lại do đồng chí Huỳnh Văn Thớm là Bí thư Tỉnh ủy.
Tại Gia Định, sau gần một năm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược vẫn còn hai nhóm đảng Tiền phong và Giải phóng, có hai địa bàn hoạt động riêng, với chủ trương công tác riêng, chưa có một Tỉnh ủy thống nhất. Tháng 10 năm 1946, tại xã Tân Thới Hiệp, đồng chí Lê Minh Định thay mặt Khu VII dự một cuộc họp giữa những đồng chí có trách nhiệm trong hai “Tỉnh ủy” ở Gia Định để bàn thành lập một Tỉnh ủy thống nhất. Hội nghị nhất trí cử ra một Tỉnh ủy gồm 11 người do đồng chí Trần Văn Thới làm Bí thư. Nhiệm vụ trước hết của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Lâm thời này là xây dựng khối đoàn kết để có sự lãnh đạo thống nhất, đem lại niềm tin và sức chiến đấu cho quân và dân trong tỉnh.
Từ năm 1947 đến năm 1954 là Thư ký Nông dân Cứu quốc tỉnh Gia Định (rối Gia Định Ninh).
Tháng 10 năm 1954, Xứ ủy chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Định gồm 7 đồng chí do đồng chí Phạm Khải làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Văn Thớm làm Phó Bí thư. Các đồng chí còn lại là: Đoàn Công Chánh, Nguyễn Hồng Đào, Nguyễn Trọng Tuyển, Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Văn Tám.
Tháng 7 năm 1957, đồng chí Phạm Khải được điều động về Khu ủy, đồng chí Huỳnh Văn Thớm lên thay nhưng chỉ vài chục ngày sau thì bị địch bắt đến năm 1967 mới được ra tù.
Từ năm 1969 đến năm 1974 là cán bộ Nông hội Miền.
Từ tháng 01 năm 1975 đến tháng 4 nắm 1975 là cán bộ Ban Đón tiếp tại sân bay Lộc Ninh.
Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 02 năm 1976 là Phó Ban Nông vận Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 3 năm 1976, đồng chí là Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu.
Đồng chí từ trần ngày 06 tháng 5 năm 1989.
Ngô Thành Trung (Tổng hợp)
[1] Có tài liệu cho rằng đồng chí giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy năm 1942.
Các tin khác
- Đồng chí Phạm Văn Bạch, từ nhà trí thức đến Chủ tịch Ủy ban Kháng chính Hành chính Nam Bộ (27/04/2024)
- 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hoà (23.11.1963 – 23.11.2023) (31/10/2023)
- Khu tưởng niệm 42 liệt sỹ Tiểu đoàn Đồng Nai (12/10/2023)
- Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Bí thư Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (26/09/2023)
- Võ Duy Vương (24/08/2023)
- Thượng tướng Trần Văn Trà- Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (02/08/2023)
- Đồng chí Trần Thuần – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (30/07/2023)
- Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (30/07/2023)
- Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Định (28/07/2023)
- Đồng chí Phan Kiệm – Phó Bí thư Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn (27/07/2023)
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023
- GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC “BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ” LẦN THỨ TƯ NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN NGÀY 31/8/2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Thông báo về việc nghỉ Tết và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2022 diễn ra từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022)
- Thông báo việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2022
- Thông báo nghỉ Tết Dương lịch năm 2022 và treo cờ Tổ quốc
- Thông báo thể lệ cuộc tuyển chọn ảnh đẹp du lịch tỉnh năm 2021